Chương Trình Nuôi Bò Vỗ Béo Ở Thôn Trà Nô

Cuối năm 2011, từ Dự án Thoát nghèo bền vững, huyện Thuận Nam đã triển khai Chương trình Nuôi bò vỗ béo cho nông dân Trà Nô, xã Phước Hà. Sau một năm thực hiện, chương trình đã mang lại tín hiệu vui cho nhiều hộ nghèo.
40 hộ nghèo được vay vốn tín dụng, mỗi hộ 12 triệu đồng (không lãi suất) trong thời gian 18 tháng để mua bò nuôi vỗ béo, với tổng số 80 con; ngoài ra còn được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ tiêm phòng dịch bệnh...
Dù chưa đến thời điểm thu hồi vốn để xoay vòng cho hộ khác chăm sóc, nhưng chị Võ Thị Tuyết, ước đoán: Được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, hai con bò nhà tôi lớn rất nhanh. Bây giờ, nếu bán cả hai con chắc được 25 triệu đồng, đủ tiền trả vốn vay Nhà nước và còn dư một khoản để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Anh Kiều Thanh Nhõa, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hà cho hay: Qua theo dõi, phần lớn các hộ được hướng dẫn kỹ thuật nên chăm sóc bò khá tốt, đáp ứng yêu cầu của chương trình; lợi nhuận kinh tế từ nuôi bò vỗ béo đã thấy rõ. Chúng tôi sẽ đôn đốc bà con trả vốn đúng kỳ hạn để xoay vòng cho đối tượng khác, để người dân có thêm nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

10 tháng năm 2015, số lượng nhân điều xuất khẩu của Việt Nam là 272.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,97 tỷ USD, tăng 6% về lượng và tăng trên 18% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Những năm gần đây, nguồn lợi ghẹ xanh đang bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng ngàn ngư dân Kiên Giang.

Trong khi các DN kêu không đủ hàng XK thì trong nước, nông dân khóc ròng vì giá chuối tụt chỉ còn 1/2 so với mọi năm. Vì sao lại có nghịch lý này?

Nếu được đầu tư bài bản, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cùng chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả, cây sâm VN - chủ lực là sâm Ngọc Linh nổi tiếng - có thể thu về 1,5 - 2 tỉ USD xuất khẩu mỗi năm.

Thương lái Trung Quốc giở trò để ép giá khiến người nuôi tôm hùm ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định phải cắn răng bán lỗ.