Chương Trình Nuôi Bò Vỗ Béo Ở Thôn Trà Nô

Cuối năm 2011, từ Dự án Thoát nghèo bền vững, huyện Thuận Nam đã triển khai Chương trình Nuôi bò vỗ béo cho nông dân Trà Nô, xã Phước Hà. Sau một năm thực hiện, chương trình đã mang lại tín hiệu vui cho nhiều hộ nghèo.
40 hộ nghèo được vay vốn tín dụng, mỗi hộ 12 triệu đồng (không lãi suất) trong thời gian 18 tháng để mua bò nuôi vỗ béo, với tổng số 80 con; ngoài ra còn được tập huấn kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ tiêm phòng dịch bệnh...
Dù chưa đến thời điểm thu hồi vốn để xoay vòng cho hộ khác chăm sóc, nhưng chị Võ Thị Tuyết, ước đoán: Được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, hai con bò nhà tôi lớn rất nhanh. Bây giờ, nếu bán cả hai con chắc được 25 triệu đồng, đủ tiền trả vốn vay Nhà nước và còn dư một khoản để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Anh Kiều Thanh Nhõa, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hà cho hay: Qua theo dõi, phần lớn các hộ được hướng dẫn kỹ thuật nên chăm sóc bò khá tốt, đáp ứng yêu cầu của chương trình; lợi nhuận kinh tế từ nuôi bò vỗ béo đã thấy rõ. Chúng tôi sẽ đôn đốc bà con trả vốn đúng kỳ hạn để xoay vòng cho đối tượng khác, để người dân có thêm nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 1/4, UBND tỉnh Cà Mau tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 315/TTg về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp 2011-2013 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng chủ trì hội nghị.

Trong suốt thời gian sinh trưởng, những ruộng lúa ST20 ở hai huyện Thạnh Trị, Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) luôn xanh tốt, ít sâu bệnh hại khiến nông dân thêm tự tin vào một vụ mùa bội thu. Thế nhưng, đến giai đoạn vào chắc, tại một số diện tích xuống giống sớm, nông dân mới phát hiện ra ruộng mình bị thất thu do tình trạng lép hạt.

Năm 2013, giá bán thanh long liên tục tăng cao, từ mức 10.000 đồng/kg trở lên. Nhờ vậy, đời sống kinh tế của các nhà vườn đã được nâng lên đáng kể. Cũng chính từ lý do này, người dân phát triển diện tích cây thanh long một cách tự phát, tràn lan, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về loại cây trồng này.

Theo Bộ NNPTNT, do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài nên khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đã xuất hiện tình trạng thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn.

Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai cho biết, từ năm 2013 đến nay, tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ bà con phát triển sản xuất...