Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chương Trình Lai Tạo Giống Bò Mới Ở Vĩnh Thạnh

Chương Trình Lai Tạo Giống Bò Mới Ở Vĩnh Thạnh
Ngày đăng: 17/07/2013

Sau hơn 30 năm thực hiện khá thành công chương trình “Zebu hóa”, với kết quả tỉ lệ bò lai Zebu chiếm 86% tổng đàn, từ năm 2011 huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tiếp tục tạo hướng chăn nuôi bò chuyên thịt bằng giống mới Drought Master, là giống bò thuần siêu thịt có nguồn gốc từ Úc. Đến nay, hiệu quả của chương trình này đã được khẳng định.

Có 29 con bò thuần Drought Master được đưa về nuôi thuần dưỡng tại Vĩnh Thạnh, gồm 19 con đực giống, 10 con cái sinh sản. Tuy là giống bò thịt năng suất cao, có nguồn gốc ôn đới, nhưng khi nuôi trong điều kiện tại địa phương đã có khả năng thích nghi cao.

Với chế độ ăn đơn giản, bao gồm phụ phẩm rơm rạ kết hợp với khẩu phần thức ăn tinh hợp lý, thời gian chăn thả không nhiều, song tất cả số bò này đều sinh trưởng, phát triển khá tốt. Có 2 hộ đồng bào Bana ở xã Vĩnh Thuận và Vĩnh Hiệp cùng tham gia chương trình và nuôi tốt giống bò này.

Ông Nguyễn Văn Lương, một hộ nông dân được hỗ trợ con bò đực giống năm 2011, cho biết, kể từ khi con bê lai F1 đầu tiên ra đời, lúc 6 tháng tuổi tầm vóc của nó có thể tương đương với con bê lai Zebu 1 năm tuổi, kèm theo ngoại hình khá đẹp đã gây ấn tượng rất tốt với người chăn nuôi trên địa bàn. Tính tới nay đã có 39 con bò cái nền được phối lai tạo bằng nguồn gien con bò đực giống của ông.

Ông Nguyễn Hữu Xuân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Đưa giống bò mới Drought Master về cải tạo giống là một hướng đi đúng, phù hợp với tiềm năng chăn nuôi hiện có tại Vĩnh Thạnh, hiệu quả đã được khẳng định khá rõ nét, con lai sinh ra và cả con bò thuần đều tỏ ra khá thích nghi với điều kiện chăn thả quảng canh và bán thâm canh tại địa phương, phù hợp với điều kiện thời tiết, sinh thái, khí hậu tại chỗ. Thời gian đến sẽ chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng tốt bê lai F1, F2…, để từ đó nhân rộng ra sản xuất đại trà, và tin chắc rằng ngành chăn nuôi bò thịt hàng hóa sẽ sớm trở thành hiện thực ở Vĩnh Thạnh.

Qua 2 năm, từ nguồn đực giống đã phối hơn 200 con bò cái nền trong hộ chăn nuôi gia đình, đến nay có 53 có bê lai sinh ra. Các chỉ tiêu về trọng lượng sơ sinh, tốc độ tăng trọng qua từng tháng, khả năng chống chịu bệnh tật… tất cả đều phản ánh mức sinh trưởng ở cấp độ khá.

Ngành Nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh cũng đã có kế hoạch xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng bê lai Drought Master, nhằm phổ biến rộng rãi cho nông dân trong huyện, song song với giải pháp tạo giống để tạo ra bước đi đồng bộ, rút ngắn thời gian đạt mục tiêu đề ra của chương trình.

Trong khi thị trường bò thịt luôn ở mức cao và ổn định trong suốt nhiều năm qua, việc sản xuất, chăn nuôi giống bò mới Drought Master có năng suất cao và chất lượng thịt tốt sẽ có ý nghĩa rất lớn trong tiến trình xóa đói, giảm nghèo ở Vĩnh Thạnh.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Mô Hình Sản Xuất Nông Nghiệp Đạt Hiệu Quả Nhiều Mô Hình Sản Xuất Nông Nghiệp Đạt Hiệu Quả

Ngày 14-3, UBND huyện Ninh Sơn tổ chức hội nghị đánh giá các mô hình sản xuất năm 2012 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2013.

29/07/2013
Phát Triển Kinh Tế Biển Phát Triển Kinh Tế Biển

Là xã ven biển, trong nhiều năm qua, Đảng bộ và chính quyền xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) đã xác định kinh tế biển là mũi nhọn. Đây là chủ trương đúng, được thực hiện có hiệu quả, giúp vùng quê biển này ngày càng “thay da, đổi thịt”.

29/07/2013
Hiệu Quả Từ Câu Lạc Bộ Nuôi Trồng Rong Sụn Hiệu Quả Từ Câu Lạc Bộ Nuôi Trồng Rong Sụn

Nhận thấy một số hộ dân nuôi trồng rong sụn đạt hiệu quả kinh tế cao, tháng 7- 2012, Hội Nông dân xã Thanh Hải (Ninh Hải) đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề thuộc Hội Nông dân tỉnh mở lớp nuôi rong sụn cho 33 hội viên nông dân ở địa phương.

29/07/2013
Thực Hiện Hiệu Quả Công Tác Giảm Nghèo Thực Hiện Hiệu Quả Công Tác Giảm Nghèo

Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành huyện Thuận Nam quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm đáng kể, góp phần tích cực trong việc cải thiện đời sống nhân dân.

29/07/2013
Cà Đú Mùa Nho Chín Cà Đú Mùa Nho Chín

Ít ai ngờ dưới chân núi Cà Đú nắng tháng tư khô khốc là những vườn nho đang mùa cho trái ngọt. Vườn nho tiếp nối vườn nho lá xanh biêng biếc, trái chín treo chật cành. Nông dân địa phương đoàn kết nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu trên vùng đất sỏi bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, chung tay xây dựng nông thôn mới.

29/07/2013