Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuồng Nuôi Heo Sinh Thái

Chuồng Nuôi Heo Sinh Thái
Ngày đăng: 31/07/2013

Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu.

Mùn này đựơc rải lên nền chuồng, sau đó kết hợp với một lớp men vi sinh vật có ích. Hệ men này nhằm phân giải chất thải do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối; ức chế và tiêu diệt sự phát triển của hệ vi sinh vật có hại, khống chế sự lên men sinh khí hôi thối; phân giải một phần mùn cưa; giữ ấm cho vật nuôi. “Thông thường, các đệm lót lúc mới có sẽ là màu vàng, khi đã được vài năm sẽ chuyển sang màu đen và lúc nào cũng có hiện tượng lên men vi sinh vật. Nhờ thế mà tuổi thọ của nền chuồng đạt tới 4 năm, không phải thay thế” – ông Thương nói.

Gia đình ông Hồ Văn Chương (thôn 3, thôn Châu Bí, xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn) là hộ được chọn thí điểm mô hình này với các tiêu chuẩn như không nằm ở vùng thấp lụt, chuồng trại gắn liền với nhà, có hệ thống hầm biogas, không gian khép kín, vệ sinh sạch và đảm bảo môi trường.

Đợt này ông đưa vào nuôi trên nền chuồng đệm lót sinh thái với diện tích 60m2, thả nuôi 45 con heo thịt. Chuồng được xây gạch kiên cố trên nền đất, được bố trí máng ăn và hệ thống nước uống tự động được lắp đặt khoa học.

Tổng kinh phí đầu tư 60 triệu đồng. “Loại chuồng được làm theo quy trình đệm lót sinh thái là loại chuồng khá lý tưởng cho việc nuôi heo, vì công nghệ này xử lý chất thải mà heo thải ra nhưng không đưa ra môi trường bên ngoài. Nuôi theo kiểu này rất sạch sẽ, chất thải không gây mùi hôi, không phải dội nước, đỡ hao tốn điện năng” - ông Chương thông tin.

Theo các cán bộ kỹ thuật Trung tâm KN-KN tỉnh, thời gian qua trung tâm đã đầu tư mô hình này ở 4 huyện trên địa bàn tỉnh gồm Đại Lộc, Điện Bàn, Phú Ninh và Duy Xuyên với tổng diện tích 1.600m2 cho 1.200 heo thịt, trung tâm hỗ trợ tối đa 40% quy trình gồm: cung cấp chế phẩm sinh học, bột bắp, trấu, mùn cưa, lập kế hoạch khảo sát chọn hộ, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm đệm lót trực tiếp tại mô hình cho các hộ tham gia.

“Mô hình này đã được ứng dụng rộng rãi ở các tỉnh miền Tây từ năm 2010 như tỉnh Đồng Tháp đã đem lại hiệu quả cao. Tại Quảng Nam đây là lần đầu tiên thí điểm triển khai và nhân rộng, hy vọng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nông dân” - kỹ sư Phạm Thị Thu Thủy, Phòng Kỹ thuật - thông tin (Trung tâm KN-KN tỉnh) nói.


Có thể bạn quan tâm

Khai Thác Bền Vững Nguồn Ngao Giống Tự Nhiên Ở Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ Khai Thác Bền Vững Nguồn Ngao Giống Tự Nhiên Ở Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ

Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ bên cạnh giá trị là Khu Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á còn là nguồn sinh kế trù phú của hàng chục vạn cư dân đang sinh sống tại 5 xã vùng đệm của huyện Giao Thuỷ (Nam Định).

24/06/2012
Làm Giàu Trên Đảo Làm Giàu Trên Đảo

Tại huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) hàng trăm nông dân, bằng những cách làm riêng, đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, được người dân trên đảo trìu mến gọi bằng một tên chung "những triệu phú chân đất".

09/05/2012
Cá Tra - Thức Ăn Cùng... Chết Ngộp Cá Tra - Thức Ăn Cùng... Chết Ngộp

Con cá tra trượt dốc lần này không chỉ làm cho đại gia nuôi cá chết ngộp mà còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn cho loại cá này cũng chết theo.

10/05/2012
Hoàn Vốn Nhanh, Nhiều Triển Vọng Hoàn Vốn Nhanh, Nhiều Triển Vọng

Nuôi kỳ đà đang là cơ hội lớn cho nông dân. Theo những hộ nuôi kỳ đà, cơ quan khuyến nông cần xây dựng mô hình nuôi kỳ đà để chuyển giao kỹ thuật rộng rãi, bởi nuôi kỳ đà có nhiều triển vọng.

24/06/2012
Đua Nhau Chặt Cà Phê Trồng Tiêu Đua Nhau Chặt Cà Phê Trồng Tiêu

Nắng tháng năm trên vùng đất Tây Nguyên dường như nóng hơn bởi cơn sốt chặt bỏ hàng trăm ha cà phê, thậm chí nhổ tung cả vườn đang thu hoạch để thay thế bằng hồ tiêu của nhiều hộ dân.

10/05/2012