Chuối Việt Nam đối thủ đáng gờm của Philippines

Vị trí nước xuất khẩu chuối lớn thứ nhì thế giới của Philippines đang bị đe dọa bởi các quốc gia châu Á khác, đặc biệt là Việt Nam. Đó chính là nhận định từ Hiệp hội Xuất khẩu và Trồng chuối Philippines (PBGEA).
Mặc dù chuối vẫn là mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu chủ lực của Philippines, tuy nhiên các doanh nghiệp nước này lo ngại sẽ mất thị phần tại các thị trường cao cấp như Nhật Bản nếu chính phủ không tích cực hơn trong việc đàm phán giảm thuế với các nước nhập khẩu.
Trong một lá đơn gửi đến Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines, PBGEA cho biết có một điều hiển nhiên là các nhà nhập khẩu trái cây từ Nhật Bản thường tìm đến các nước không đánh thuế xuất khẩu trái cây nhằm tiết giảm chi phí kinh doanh.
"Cần phải xem lại các hiệp định tự do thương mại và đánh giá đầy đủ việc thực hiện cam kết của các đối tác để đảm bảo rằng chúng ta vẫn có những lợi thế thương mại nhất định, mà cụ thể là cần phải giảm hoặc loại bỏ hàng rào thuế", Giám đốc Điều hành PBGEA Stephen Antig nói.
Đơn cử như chuối cavendish của Philippines vẫn còn nằm trong danh sách không được miễn thuế của các đối tác thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nhập khẩu phải trả thêm khoản thuế bằng 10-40% giá trị hàng hóa. Đây là một hạn chế lớn, khiến cho các đối tác của chúng tôi tìm mua chuối từ các đối thủ cạnh tranh với chi phí nhập khẩu thấp hơn.
Ông Antig cũng cho biết, một số công ty đa quốc gia đang xem xét chuyển sang các nước có chính sách thân thiện hơn với nhà đầu tư. "Một số thành viên của PBGEA đã nhận được lời mời mở rộng và phát triển các trang trại trồng chuối ở Việt Nam".
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Phòng Thủy sản, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay trên toàn tỉnh đã có hơn 56 ha tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng do virus gây nên, chiếm khoảng 10% diện tích hồ nuôi.

Dưới ánh sáng xanh huyền ảo được thiết kế mô phỏng đáy sâu đại dương và trông tựa như một công viên hải dương, những đàn cá mú bình thản lượn lờ trong những bể nước sủi tăm hình tròn bố trí trên tầng thứ 15 của một nhà kho ở Chai Wan, Hồng Kông.

Những năm qua, xã Hoằng Đông (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, điển hình như mô hình ớt xuất khẩu trồng 2 vụ/năm.

“Không có vốn, nông dân nỗ lực đến mấy cũng đành bó tay. Vùng tôm này ra đời đã hàng chục năm, song mới thực sự khởi sắc dăm ba năm trở lại đây, khi Phòng Giao dịch Hòa Sơn thuộc Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hòa Vang (Đà Nẵng) giải ngân cho vay số tiền lớn”, ông Mai Phước Binh, Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp nuôi tôm nước lợ thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang), tổ trưởng tổ vay vốn cho biết.

Lực lượng Kiểm ngư cùng các lực lượng chức năng khác luôn túc trực và sẵn sàng hỗ trợ cho ngư dân hoạt động trên các ngư trường thuộc chủ quyền của Việt Nam.