Chuối Việt Nam đối thủ đáng gờm của Philippines

Vị trí nước xuất khẩu chuối lớn thứ nhì thế giới của Philippines đang bị đe dọa bởi các quốc gia châu Á khác, đặc biệt là Việt Nam. Đó chính là nhận định từ Hiệp hội Xuất khẩu và Trồng chuối Philippines (PBGEA).
Mặc dù chuối vẫn là mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu chủ lực của Philippines, tuy nhiên các doanh nghiệp nước này lo ngại sẽ mất thị phần tại các thị trường cao cấp như Nhật Bản nếu chính phủ không tích cực hơn trong việc đàm phán giảm thuế với các nước nhập khẩu.
Trong một lá đơn gửi đến Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines, PBGEA cho biết có một điều hiển nhiên là các nhà nhập khẩu trái cây từ Nhật Bản thường tìm đến các nước không đánh thuế xuất khẩu trái cây nhằm tiết giảm chi phí kinh doanh.
"Cần phải xem lại các hiệp định tự do thương mại và đánh giá đầy đủ việc thực hiện cam kết của các đối tác để đảm bảo rằng chúng ta vẫn có những lợi thế thương mại nhất định, mà cụ thể là cần phải giảm hoặc loại bỏ hàng rào thuế", Giám đốc Điều hành PBGEA Stephen Antig nói.
Đơn cử như chuối cavendish của Philippines vẫn còn nằm trong danh sách không được miễn thuế của các đối tác thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nhập khẩu phải trả thêm khoản thuế bằng 10-40% giá trị hàng hóa. Đây là một hạn chế lớn, khiến cho các đối tác của chúng tôi tìm mua chuối từ các đối thủ cạnh tranh với chi phí nhập khẩu thấp hơn.
Ông Antig cũng cho biết, một số công ty đa quốc gia đang xem xét chuyển sang các nước có chính sách thân thiện hơn với nhà đầu tư. "Một số thành viên của PBGEA đã nhận được lời mời mở rộng và phát triển các trang trại trồng chuối ở Việt Nam".
Có thể bạn quan tâm

Nhiều ý kiến cho rằng nếu cứ mãi duy trì kiểu độc quyền xuất khẩu gạo như hiện nay thì chỉ làm cho giá gạo ngày càng xuống thấp và người chịu thiệt vẫn là nông dân

Ngày 06/5/2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Hội Nông dân phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi sò huyết thương phẩm cho bà con nông dân. Tham dự lớp tập huấn có trên 40 hội viên, nông dân tại địa phương.

Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tiềm năng về kinh tế. Ngoài sản lượng lúa ổn định hàng năm trên 2,8 triệu tấn, thủy sản là thế mạnh thứ hai với chủ lực là con cá tra, mỗi năm xuất khẩu sản phẩm đông lạnh trên dưới 120.000 tấn. Những năm gần đây, con tôm càng xanh được lãnh đạo các địa phương quan tâm với mô hình nuôi trên ruộng lúa mùa nước nổi. Diện tích nuôi tôm ngày càng gia tăng. Giá trị kinh tế từ con tôm càng xanh ngày càng được khẳng định.

Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương được các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đầu tư, nhưng nếu chỉ nuôi đơn thuần chồn hương lấy thịt thì hiệu quả không cao. Tại xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước), anh Đặng Ngọc Tuân đã gây dựng mô hình nuôi chồn hương lấy thịt, giống, đặc biệt kết hợp sản xuất cà phê chồn mang lại tiền tỷ.

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.