Chuối Việt Nam đối thủ đáng gờm của Philippines

Vị trí nước xuất khẩu chuối lớn thứ nhì thế giới của Philippines đang bị đe dọa bởi các quốc gia châu Á khác, đặc biệt là Việt Nam. Đó chính là nhận định từ Hiệp hội Xuất khẩu và Trồng chuối Philippines (PBGEA).
Mặc dù chuối vẫn là mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu chủ lực của Philippines, tuy nhiên các doanh nghiệp nước này lo ngại sẽ mất thị phần tại các thị trường cao cấp như Nhật Bản nếu chính phủ không tích cực hơn trong việc đàm phán giảm thuế với các nước nhập khẩu.
Trong một lá đơn gửi đến Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines, PBGEA cho biết có một điều hiển nhiên là các nhà nhập khẩu trái cây từ Nhật Bản thường tìm đến các nước không đánh thuế xuất khẩu trái cây nhằm tiết giảm chi phí kinh doanh.
"Cần phải xem lại các hiệp định tự do thương mại và đánh giá đầy đủ việc thực hiện cam kết của các đối tác để đảm bảo rằng chúng ta vẫn có những lợi thế thương mại nhất định, mà cụ thể là cần phải giảm hoặc loại bỏ hàng rào thuế", Giám đốc Điều hành PBGEA Stephen Antig nói.
Đơn cử như chuối cavendish của Philippines vẫn còn nằm trong danh sách không được miễn thuế của các đối tác thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nhập khẩu phải trả thêm khoản thuế bằng 10-40% giá trị hàng hóa. Đây là một hạn chế lớn, khiến cho các đối tác của chúng tôi tìm mua chuối từ các đối thủ cạnh tranh với chi phí nhập khẩu thấp hơn.
Ông Antig cũng cho biết, một số công ty đa quốc gia đang xem xét chuyển sang các nước có chính sách thân thiện hơn với nhà đầu tư. "Một số thành viên của PBGEA đã nhận được lời mời mở rộng và phát triển các trang trại trồng chuối ở Việt Nam".
Có thể bạn quan tâm

Theo giới thiệu của lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành, chúng tôi đến thăm, tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của một số cây trồng vụ đông ở xã Thành Hưng. Là xã sản xuất vụ đông khá phát triển của huyện Thạch Thành, với nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, như: cây ngô, dưa chuột xuất khẩu, rau màu các loại...

Thực hiện phương châm “Gắn bảo vệ rừng với trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tuyên truyền để cán bộ và nhân dân nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ trong công tác bảo vệ và trồng mới rừng.

Thời gian qua, các cấp hội nông dân huyện Hoằng Hóa đã tuyên truyền, vận động, xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tín chấp và ký hợp đồng ủy thác cho nông dân vay vốn sản xuất.

Đáng chú ý, vụ đông năm nay, toàn tỉnh có 1.675 ha rau màu các loại đã được các công ty ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm; trong đó, có 845 ha ớt, 280 ha ngô giống, 250 ha ngô ngọt và gần 300 ha dưa bao tử, dưa chuột. Ngoài những diện tích được bao tiêu sản phẩm, năm nay nhiều loại rau quả có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ lớn được đưa vào sản xuất và mở rộng diện tích, như: bí xanh, cà chua, măng tây...

Thời gian qua, trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu đã được phê duyệt, các huyện vùng mía đường Lam Sơn đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển mía nguyên liệu phù hợp với quy hoạch chung của toàn vùng cũng như quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh.