Chuỗi sản xuất, xuất khẩu cá tra tiếp tục khó khăn

Giá nguyên liệu tại ĐBSCL liên tục chạm đáy, sản lượng cá cỡ lớn tăng mạnh. Sản phẩm cá tra đông lạnh XK chiếm tới 99,03% trong khi sản phẩm cá tra chế biến thuộc mã HS 16 chiếm tỷ trọng rất nhỏ: 0,97%.
Tại Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Thành, ở xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông cho biết, hiện nay thương lái thu mua tôm sú (TS) loại 40 con/kg với giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg, TS loại 30 con/kg giá từ 210.000 - 230.000 đồng/kg (tăng hơn 10.000 đồng/kg so với đầu tháng 11-2015).
Đối với tôm thẻ chân trắng (TTCT), giá tôm loại 100 con/kg tăng 20.000 đồng/kg với giá bán cho thương lái từ 102.000 - 105.000 đồng/kg, tôm loại 60 con/kg cũng có giá từ 120.000 - 125.000 đồng/kg (tăng 15.000 đồng/kg so với tháng trước).
Tại các tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn vùng ĐBSCL là Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng… giá TS và TTCT các loại đã tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg trong hơn nửa tháng qua.
Hiện nay, TS loại 20 con/kg có giá từ 270.000 - 280.000 đồng/kg, TS 30 con/kg giá từ 200.000 - 225.000 đồng/kg; TTCT loại 100 con/kg có giá 100.000 đồng/kg, loại 75 con/kg có giá từ 112.000 - 118.000 đồng/kg.
Theo một số thương lái, giá tôm nước lợ tăng là do nhu cầu tôm nguyên liệu chế biến xuất khẩu dịp Noel và Tết Dương lịch tại thị trường Âu, Mỹ tăng, cộng với thị trường Trung Quốc nhập nhiều tôm Việt Nam.
Những doanh nghiệp không dám trữ tôm thời điểm giá thấp đang thiếu nguyên liệu nên phải nâng giá để đẩy mạnh thu gom tôm chế biến xuất khẩu.
Mặt khác, năm nay dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp, giá tôm nằm ở mức thấp trong thời gian dài nên nhiều hộ nuôi tôm vùng ĐBSCL không dám thả tôm vụ nghịch cuối năm, hoặc đầu tư cầm chừng, thả nuôi với mật độ thấp nên sản lượng tôm cung ứng cho thị trường giảm mạnh, góp phần làm cho giá TS và TTCT các loại tăng mạnh trở lại.
Với giá bán tôm nước lợ hiện nay, ước tính nông dân nuôi TS có lợi nhuận từ 400 - 450 triệu đồng/ha sau 4 - 4,5 tháng nuôi (năng suất bình quân 5 tấn/ha), còn nuôi TTCT có lợi nhuận từ 300 - 400 triệu đồng/ha sau 2,5 - 3 tháng nuôi (năng suất bình quân 10 tấn/ha).
Tuy nhiên, do vụ tôm cuối năm là vụ nghịch nên không có nhiều nông dân nuôi tôm được hưởng lợi từ giá tôm cao hiện nay.
Được biết, toàn tỉnh hiện chỉ còn khoảng 270 ha tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh chưa thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Tại Bình Định, không một hoạt động nào liên quan đến sản xuất nông nghiệp mà không có KNVCS. Công việc ngập đầu là thế, nhưng 1 tháng làm việc của họ chỉ bằng nông dân bán 1 buồng chuối.

Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có diện tích vườn cây ăn trái gần 14.000 ha, trong đó diện tích cây có múi chiếm khoảng 6.500 ha. Cây có múi được phân bố ở vùng có địa hình trung bình và vùng trũng của huyện. Hai loại cây có múi là bưởi Năm Roi và cam sành.

Cận Tết, khách hàng tấp nập về xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) thu mua bưởi Diễn. Những trái bưởi vàng tươi, thơm ngát giữa rét đậm nhưng cho niềm vui ngọt ngào.

PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, Trưởng khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ cho biết: Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học do Sở KH-CN tỉnh Kiên Giang tài trợ, sau một năm nghiên cứu, Bộ môn Kỹ thuật nuôi hải sản, Khoa Thủy sản đã thành công trong SX giống nhân tạo và ương nuôi cá bóp giống.

Ngày 20/2, quanh khu vực Nhà máy đạm Cà Mau - Cụm khí- điện- đạm Cà Mau ở xã Khánh An (U Minh) cá lại chết nổi đầy kênh Rạch Dán (ấp 6, xã Khánh An, huyện U Minh) và cửa xả thải bên sông Cái Tàu, Khánh An.