Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuỗi Liên Kết Tafishco Kỳ Vọng Của Con Cá Tra

Chuỗi Liên Kết Tafishco Kỳ Vọng Của Con Cá Tra
Ngày đăng: 12/01/2015

Sau 5 tháng triển khai, “Chuỗi liên kết cá tra – Tafishco” – mô hình thí điểm đầu tiên ở ĐBSCL và trong cả nước đã mang lại nhiều tín hiệu rất khả quan. Vụ mùa đầu tiên đã được thu hoạch với mỗi kg cá công ty bao tiêu với giá 24.300đ/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận trên 2.000đ – mức lợi nhuận được xem là tốt nhất trong vài năm trở lại đây.

Nhiều lợi ích khác cũng được chia sẻ hài hòa, hợp lý giữa các bên tham gia. Vì thế, mô hình chuỗi giá trị này được cả doanh nghiệp và nông dân kỳ vọng sẽ giúp con cá tra phát triển trở lại sau thời gian dài thua lỗ.
“Không phải lo chuyện vốn, trong suốt vụ nuôi cần thức ăn gì, thuốc chữa bệnh gì, số lượng bao nhiêu, chỉ cần gọi điện sẽ được đáp ứng ngay. Khi thu hoạch, được bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường với mức lợi nhuận khá tốt” – đó là chia sẻ khá phấn khởi từ ông Nguyễn Văn Tấn, 1 trong 5 nông dân tham gia chuỗi liên kết dọc cá tra Tafischco của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Thuận An.
Giữa tháng 8/2014, chuỗi liên kết sản xuất cá tra Tafishco của Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Thuận An được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho vay tín chấp 234 tỉ đồng từ Agribank, với lãi suất ưu đãi 7%/năm.
Chuỗi liên kết dọc cá tra-Tafishco là mô hình liên kết dọc theo chuỗi sản xuất từ sản xuất cá giống, nuôi cá thịt, chế biến sản phẩm, đến thị trường tiêu thụ, trong đó có liên kết các khu vực dịch vụ khác như cung ứng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, ngân hàng để đầu tư cho các khâu sản xuất.
Tham gia chuỗi liên kết, nông dân được mua thức ăn thủy sản với giá giảm 150đ/kg, được hướng dẫn nuôi cá theo các tiêu chuẩn Viêt.GAP hoặc Global.GAP theo Nghị định 36 của Chính phủ và Thông tư 23 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
Lợi ích hài hòa còn dễ dàng nhận biết từ việc: nông dân không còn chịu áp lực tài chính, Ngân hàng thuận lợi trong thu hồi vốn, không rủi ro vì việc giám sát, lưu thông dòng tiền từ vốn vay đã được công ty “đầu mối” phối hợp theo dõi, quản lý chặt chẽ.
Về phía công ty, là đơn vị bao tiêu sản phẩm, Thuận An hoàn toàn chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào để xây dựng kế hoạch sản xuất ổn định, bền vững, thỏa mãn được việc truy xuất nguồn gốc, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe và thâm nhập được các thị trường xuất khẩu khó tính …Tuy nhiên, điều quan trọng hơn vẫn được các bên tham gia cùng hài lòng đó là chữ “Tín” mà bấy lâu nay luôn bị phá vỡ.
Bà Nguyễn Thị Huệ Trinh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Thuận An cho biết, tính đến nay, sau gần 5 tháng đi vào hoạt động, có 5 hộ liên kết và vùng nuôi Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn An Giang, với tổng số tiền giải ngân là 138 tỷ 300 triệu đồng, đạt 58,92% tổng hạn mức được duyệt. Trong đó, diện tích thả nuôi là 30ha. Tổng sản lượng cá thu hoạch của chuỗi liên kết đạt trên 3 ngàn tấn, công ty đã thực hiện bao tiêu mua toàn bộ sản lượng cá theo giá thị trường, tổng giá trị cá đã thu hoạch 77,4 tỷ đồng.
Để mô hình phát triển bền vững, tại buổi họp sơ kết chuỗi liên kết, Công ty Thuận An cũng đề nghị Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam chấp nhận hạn mức tín dụng đã được phê duyệt cho 01 chu kỳ vụ nuôi là 10 tháng (trong đó 7 tháng nuôi trồng, 3 tháng chế biến xuất khẩu); Được thực hiện thanh quyết toán lãi suất một lần/vụ nuôi để giảm áp lực tài chính cho người nuôi cá…
Về các vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh An Giang khẳng định, những kiến nghị này không phải là vướn mắc lớn, chỉ là mang tính nghiệp vụ, Agibank sẽ sớm điều chỉnh để góp phần hoàn thành tốt dự án. Theo ông Sơn, tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng đã giải ngân được 60% gói tín dụng, trong đó doanh nghiệp: 96% và 16% đối với hộ liên kết, nguyên nhân có sự điều chỉnh hộ so với ban đầu. Dự kiến trong quý I/2015, tiến độ giải ngân sẽ đạt 100%.
Được biết, ngoài 5 hộ dân đang tham gia cùng 8 đơn vị thuốc, thức ăn thúy sản, công ty TNHH Sản xuất, thương mại và dịch vụ Thuận An sẽ liên kết thêm 3 hộ mới và bổ sung thêm 1 công ty thức ăn nữa để hoàn thiện chuỗi liên kết theo đề án. “Sở Công thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh tỉnh An Giang sẽ cùng các ban, ngành tham gia, góp ý, tạo điều kiện để tháo những vướng mắc còn lại của Chuỗi liên kết dọc cá tra – Tafishco và kịp thời báo cáo UBND tỉnh cũng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để mô hình sớm trở thành “hình mẫu” cho các sản phẩm tôm và cá khác của tỉnh nhà trong thời gian tới”, bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công thương An Giang khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

“Trắng” Bãi Nghêu Ở Tân Thành (Tiền Giang) “Trắng” Bãi Nghêu Ở Tân Thành (Tiền Giang)

Ông Trần Văn Vinh, một trong những người gắn bó với nghề nuôi nghêu ở biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông - Tiền Giang) tâm tư: Có lẽ trong lịch sử mấy chục năm nuôi nghêu, năm nay nghêu chết nặng nhất và thiệt hại của địa phương cũng nhiều nhất.

25/03/2013
Sò Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân Sò Chết Hàng Loạt Chưa Rõ Nguyên Nhân

Những năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chủ động đấu thầu diện tích bài bồi ven sông, cửa biển để nuôi sò và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những tưởng năm nay họ sẽ gặt hái được một vụ mùa bội thu, nào ngờ thời điểm này đang trong vụ thu hoạch nhưng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà tự nhiên sò bị chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho bà con.

27/06/2013
Đứng Đầu Tỉnh Về Nhà Nuôi Chim Yến Ở Tiền Giang Đứng Đầu Tỉnh Về Nhà Nuôi Chim Yến Ở Tiền Giang

Theo thống kê gần đây của Phòng Kinh tế TX. Gò Công, trên địa bàn thị xã hiện có 208 nhà nuôi chim yến; tập trung ở phường 1, phường 4, xã Long Chánh và Long Hòa.

26/03/2013
Đánh Giá Mô Hình Nuôi Lợn Đen Bản Địa Tại Mường Khương (Lào Cai) Đánh Giá Mô Hình Nuôi Lợn Đen Bản Địa Tại Mường Khương (Lào Cai)

Ngày 25/8, tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương (Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa thuộc Dự án nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số, thuộc Dự án RVN - A92 do tổ chức Oxfam (Vương quốc Anh) tài trợ.

27/06/2013
Nuôi Ngao, Nuôi Nghêu Nuôi Ngao, Nuôi Nghêu

Ngao và nghêu là anh em họ hàng với nhau. Nó đều là loài nhuyễn thể, có hình dáng giống nhau. Ngao chủ yếu phân bố ở phía Bắc còn nghêu thì ở phía Nam.

27/06/2013