Chuối Laba Rộng Đầu Ra

Chuối Laba đã trở thành thương hiệu riêng của vùng đất Lâm Đồng, là đặc sản trứ danh, không cần quảng bá mà tiếng thơm bay xa khắp cả trong và ngoài nước.
Chuối Laba còn gọi là chuối tiến vua, chuối Dạ hương, ruột vàng có vị ngọt thanh, thơm dẻo rất đặc trưng, khi chín không có vị chua, nhão như các loại chuối thông thường, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH- CN) công nhận là mặt hàng đặc sản của Đà Lạt – Lâm Đồng.
Chuối Laba cái tên nghe không hề thuần Việt nhưng là một loại chuối được trồng nhiều ở huyện Lâm Hà, khí hậu quanh năm mát mẻ, có nguồn nước tưới tự nhiên chảy từ trên núi, là điều kiện lý tưởng để phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho nhiều hộ nông dân.
Cây chuối Laba gắn liền với tên vùng đất của xã Phú Sơn mà trước đây người Pháp gọi mảnh đất này với cái tên Laba. Giống chuối này là do người Pháp mang từ đảo Java (Indonesia) sang trồng.
Chuối Laba đã trở thành thương hiệu riêng của vùng đất Lâm Đồng, là đặc sản trứ danh, không cần quảng bá mà tiếng thơm bay xa khắp cả trong và ngoài nước. Đặc biệt khách du lịch Pháp, Nga, Hà Lan… khi tới Đà Lạt chỉ thích ăn và mua chuối Laba làm quà. Sản phẩm nức tiếng này được phân phối rộng rãi khắp trên thị trường cả nước và XK, đặc biệt chuối Laba là một trong rất ít mặt hàng nông sản XK đã chinh phục được khá nhiều thị trường khó tính trên thế giới.
Do nhu cầu thị trường rất lớn, đặc biệt là dành cho XK, nhiều đơn đặt hàng từ Nhật Bản, Singapore, Australia, châu Âu, Trung Đông… với mỗi tuần lên đến hàng mấy trăm tấn chuối tươi, nhưng Công ty TNHH La Ba không thể thu mua đủ hàng để XK, do mấy năm trước đây giá chuối bấp bênh, nhiều nông dân đã phá bỏ chuyển sang trồng cây khác.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 24-7-2014, ông Võ Thành Hạo - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Bình Đại để nắm tình hình nhằm qua đó hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Đồng Tâm bị vỡ do tình trạng trộm nghêu diễn ra từ đầu tháng 7-2014.

Bất chấp lời khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng, nông dân vùng Đồng Tháp, An Giang đã đầu tư, chuyển diện tích trồng lúa, nuôi cá tra, tôm càng xanh... sang nuôi loại thủy sản này vì lợi nhuận cao.

Nhận được tin báo, lúc 10g 20 phút ngày 24/7/2014, đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở làm tôm của ông Đinh Hữu Điền (ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức- Long Hồ - Vĩnh Long) phát hiện hơn 30 nhân viên đang trực tiếp bơm tạp chất (gồm thạch rau câu và một bịch bột màu trắng không nhãn mác) vào tôm để tăng trọng lượng.

Hơn 2 năm mày mò tự nghiên cứu, anh Vũ Quốc Đạt, thôn Nho Quan, xã Tam Đa (Sơn Dương - Tuyên Quang) đã sáng chế thành công máy ấp trứng nhiệt sinh học sử dụng nguồn nhiệt từ hầm biogas, tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ.

Hiện nay chăn nuôi gia súc nhai lại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phát triển rất nhanh, đặc biệt là đàn bò sữa chiếm khoảng 4.700 con, do đó nhu cầu thức ăn xanh cung cấp cho chăn nuôi là rất lớn. Đặc biệt khi dự án phát triển đàn bò sữa toàn tỉnh lên 17.000 con năm 2020 và sản lượng sữa đạt 23.000 tấn thì nhu cầu cỏ cho chăn nuôi càng bức thiết hơn.