Chuối Laba Rộng Đầu Ra

Chuối Laba đã trở thành thương hiệu riêng của vùng đất Lâm Đồng, là đặc sản trứ danh, không cần quảng bá mà tiếng thơm bay xa khắp cả trong và ngoài nước.
Chuối Laba còn gọi là chuối tiến vua, chuối Dạ hương, ruột vàng có vị ngọt thanh, thơm dẻo rất đặc trưng, khi chín không có vị chua, nhão như các loại chuối thông thường, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH- CN) công nhận là mặt hàng đặc sản của Đà Lạt – Lâm Đồng.
Chuối Laba cái tên nghe không hề thuần Việt nhưng là một loại chuối được trồng nhiều ở huyện Lâm Hà, khí hậu quanh năm mát mẻ, có nguồn nước tưới tự nhiên chảy từ trên núi, là điều kiện lý tưởng để phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho nhiều hộ nông dân.
Cây chuối Laba gắn liền với tên vùng đất của xã Phú Sơn mà trước đây người Pháp gọi mảnh đất này với cái tên Laba. Giống chuối này là do người Pháp mang từ đảo Java (Indonesia) sang trồng.
Chuối Laba đã trở thành thương hiệu riêng của vùng đất Lâm Đồng, là đặc sản trứ danh, không cần quảng bá mà tiếng thơm bay xa khắp cả trong và ngoài nước. Đặc biệt khách du lịch Pháp, Nga, Hà Lan… khi tới Đà Lạt chỉ thích ăn và mua chuối Laba làm quà. Sản phẩm nức tiếng này được phân phối rộng rãi khắp trên thị trường cả nước và XK, đặc biệt chuối Laba là một trong rất ít mặt hàng nông sản XK đã chinh phục được khá nhiều thị trường khó tính trên thế giới.
Do nhu cầu thị trường rất lớn, đặc biệt là dành cho XK, nhiều đơn đặt hàng từ Nhật Bản, Singapore, Australia, châu Âu, Trung Đông… với mỗi tuần lên đến hàng mấy trăm tấn chuối tươi, nhưng Công ty TNHH La Ba không thể thu mua đủ hàng để XK, do mấy năm trước đây giá chuối bấp bênh, nhiều nông dân đã phá bỏ chuyển sang trồng cây khác.
Có thể bạn quan tâm

Được chứng kiến những việc làm ý nghĩa của ông Hoàng Văn Lân - Chủ tịch Hội ND xã Thiệu Trung (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa), chúng tôi mới hiểu vì sao ông được ND nơi đây quý mến.

Chị Lê Kim Phụng, ngụ ấp Bình Phú 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành là một trong những người theo nghề nuôi cút đầu tiên ở xã. Sau 7 năm gầy dựng thành đàn và mở rộng quy mô, cộng với học tập từ những điểm sản xuất giống và các lớp kỹ thuật của Hội Nông dân tổ chức, đến nay, chị đã làm chủ trại cút trên 100 chuồng với 16.000 con, đem lại nguồn thu nhập hàng tháng hơn 15 triệu đồng.

Mấy ngày nay, vùng nuôi tôm hùm ở xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu tôm bị chết hàng loạt. Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, có khả năng nguyên nhân gây ra tình trạng trên là vì ảnh hưởng bởi thủy triều đỏ

Bạc Liêu đã triển khai thí điểm bảo hiểm (BH) trên tôm nuôi tại 3 huyện, thành phố. Tuy nhiên, loại hình BH mới này thật sự chưa được người nuôi tôm và cả doanh nghiệp (DN) mặn mà. Nguyên nhân chính là sản xuất nhỏ lẻ và những rủi ro vốn dĩ quá phức tạp của “nghề bà cậu” này...

Hàng nghìn hộ dân ở 9 xã thuộc huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đang lao đao vì Công ty TNHH Phát triển công nghệ cao Phương Lam, địa chỉ quốc lộ 37A, xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương thu mua hàng nghìn tấn khoai tây vụ đông xuân gần 4 tháng nay chưa thanh toán tiền trả cho nhân dân.