Chung tay xây dựng nông thôn mới

Ông Nguyễn Văn Can ở ấp Đăng Nẵm, xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo cho biết, gia đình nuôi 9 con bò sữa, phân thải hằng ngày được thu gom phơi khô bán cho nhà vườn nhưng vẫn không giải quyết được ô nhiễm.
Qua tham quan mô hình chăn nuôi có sử dụng công trình khí sinh học, cuối năm 2014, được dự án hỗ trợ 3 triệu đồng, gia đình ông đã đầu tư 10 triệu đồng lắp đặt hầm biogas bằng composite.
Công trình đưa vào sử dụng ngay lập tức đã giải quyết được vấn đề môi trường, không còn phải lo tiền mua chất đốt đun nấu hằng ngày...
Còn ông Nguyễn Văn Ân ở ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo cũng lắp đặt công trình khí sinh học, chia sẻ: "Từ ngày công trình khí sinh học đưa vào sử dụng thì gia đình không còn bị bà con phiền trách vì chăn nuôi gây hôi thối.
Chất thải của 8 con bò trôi xuống hầm biogas khử ngay mùi hôi thối.
Hơn nữa lại có chất đốt trong đun nấu và thắp đèn khi mất điện.
Qua gần 2 năm đưa công trình khí sinh học vào sử dụng gia đình đã tiết kiệm trung bình 2,5 triệu đồng/năm tiền mua gas.
Quan trọng hơn là giải quyết triệt để môi trường, không còn ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư".
Bà Nguyễn Yên Linh ở ấp Phú Khương A, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo nuôi 6 con bò, cho hay: "Công trình khí sinh học mới đưa vào sử dụng hơn 1 tháng đã cho thấy rất hiệu quả.
Môi trường không khí và nước thải không còn bốc mùi hôi thối, đun nấu quá thoải mái.
Bỏ ra 17 triệu đồng đối ứng xây dựng công trình khí sinh học 16,6 m3 là rất... đáng đồng tiền".
Ông Huỳnh Thanh Nông, kỹ thuật viên BQL dự án LCASP Tiền Giang cho biết, nhận thức được lợi ích của việc chăn nuôi không ô nhiễm môi trường, rất hộ đã đăng ký tham gia dự án và đầu tư vốn đối ứng để xây dựng công trình khí sinh học.
Từ tháng 4/2014 đến nay dự án đã hỗ trợ xây dựng 1.018/2.900 công trình.
Nguồn "vốn mồi" của dự án đã nhanh chóng giúp địa phương hoàn thành tiêu chí môi trường.
Với tiến độ trên thì cuối năm 2016 Tiền Giang sẽ hoàn thành kế hoạch trước thời hạn (2018).
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, ngư dân tỉnh Nghệ An đã tích cực ra khơi đánh bắt vụ cá nam. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, giá cả thấp... nên việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.

Thời gian qua, nông dân ở Hạ Hòa đã đầu tư canh tác và chăm sóc chè trên diện tích đồi núi thấp và trong vườn nhà. Tuy vậy, cây chè qua 10 đến 15 năm cho thu hái đã chuyển sang giai đoạn già cỗi, tỷ lệ cho búp thấp, hiệu quả kinh tế không cao so với diện tích chè mới cho thu hái.

Chỉ thị số 16/2007/CT-UBND, ngày 27/3/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấm thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô.

Những ngày này, nông dân trồng dưa bở trên địa bàn huyện Gia Viễn (Ninh Bình) đang hối hả bước vào chính vụ thu hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết nên năng suất dưa giảm, giá cả cũng xuống thấp khiến bà con không khỏi lo lắng.

Sáng ngày 14/5, Tổng Cục Thuỷ sản phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp tổ chức hội thảo đánh giá ảnh hưởng của nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt tại các tỉnh Nam bộ.