Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cho Chanh Không Hạt

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức trao giấy “Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Chanh không hạt Hậu Giang” của Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thạnh Phước, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành.
Sau một năm nộp đơn xin đăng ký của HTX, Cục Sở hữu trí tuệ đã chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “chanh không hạt Hậu Giang” cho tập thể HTX, bao gồm 6 thành viên và có hiệu lực trong 10 năm. Việc có giấy chứng nhận sẽ giúp cho sản phẩm chanh không hạt của HTX mở ra nhiều hướng đi mới, tạo nên thương hiệu, tăng sức cạnh tranh, thị trường đầu ra ngày một ổn định, giúp người dân an tâm sản xuất...
Hiện tại, HTX có 84 xã viên trồng chanh không hạt với tổng diện tích hơn 100ha, trong đó có hơn 30ha áp dụng các quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo mô hình VietGAP và GlobalGAP. Hiện tại, mỗi ngày HTX thu mua từ 1,5 - 2 tấn trái chanh không hạt từ các xã viên và những hộ dân lân cận để cung ứng cho thị trường nội địa và các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng lượng chanh cung vẫn không đủ cầu. Mỗi năm, nhà vườn nơi đây thu lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Ương giống và nuôi thương phẩm cá chạch lấu”, do thạc sĩ Phan Phương Loan, giảng viên Trường đại học An Giang làm chủ nhiệm.

Chưa bao giờ người chăn nuôi lâm vào tình trạng “điêu đứng” như hiện nay. Không chỉ heo hạ giá mà liên tiếp trong nhiều tháng trở lại đây, giá các loại gia cầm cũng giảm “thê thảm”. Đây là đợt giảm giá mạnh và kéo dài nhất từ trước đến nay, trong khi đó, giá các loại thức ăn liên tục tăng từ 10 - 15% khiến cho người chăn nuôi thua lỗ.

Thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm phát sinh nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại lúa vụ Hè Thu (HT) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo bà con nông dân các biện pháp phòng trừ.

Trong vụ nuôi tôm năm 2013 này, đa số bà con nuôi tôm sú ở tỉnh Trà Vinh đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân là do khi nuôi tôm, dịch bệnh hoại tử gan tuỵ vẫn còn đe doạ đến sự phát triển của tôm nuôi.

Mô hình nuôi tôm hầm đất (còn gọi là tôm oxy) đang được nông dân vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) áp dụng mang lại hiệu quả cao do rút ngắn thời gian thả nuôi, hạn chế thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra.