Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cho Chanh Không Hạt

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức trao giấy “Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Chanh không hạt Hậu Giang” của Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thạnh Phước, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành.
Sau một năm nộp đơn xin đăng ký của HTX, Cục Sở hữu trí tuệ đã chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “chanh không hạt Hậu Giang” cho tập thể HTX, bao gồm 6 thành viên và có hiệu lực trong 10 năm. Việc có giấy chứng nhận sẽ giúp cho sản phẩm chanh không hạt của HTX mở ra nhiều hướng đi mới, tạo nên thương hiệu, tăng sức cạnh tranh, thị trường đầu ra ngày một ổn định, giúp người dân an tâm sản xuất...
Hiện tại, HTX có 84 xã viên trồng chanh không hạt với tổng diện tích hơn 100ha, trong đó có hơn 30ha áp dụng các quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo mô hình VietGAP và GlobalGAP. Hiện tại, mỗi ngày HTX thu mua từ 1,5 - 2 tấn trái chanh không hạt từ các xã viên và những hộ dân lân cận để cung ứng cho thị trường nội địa và các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng lượng chanh cung vẫn không đủ cầu. Mỗi năm, nhà vườn nơi đây thu lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Trước kia, người dân xã Hồng An (Hưng Hà - Thái Bình) chủ yếu thu nhập từ 2 vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Gần chục năm trở lại đây, nông dân trong xã đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa dạng các loại cây rau màu giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trồng rau màu cho thu nhập cao, ổn định, bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Chương trình “1 phải, 5 giảm” (1P5G) ngày càng được nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) áp dụng. Bởi, chương trình không những tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận mà còn bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nông dân.

Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.

Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Trong những chương trình trước chúng tôi có phản ánh đến quý khán giả tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp.