Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chứng Nhận Gia Cầm An Toàn Phao Cứu Sinh Chăn Nuôi

Chứng Nhận Gia Cầm An Toàn Phao Cứu Sinh Chăn Nuôi
Ngày đăng: 13/03/2014

Nhiều hộ chăn nuôi dù đã bảo vệ thành công đàn gia cầm trong dịch cúm, nhưng lại khó bảo vệ kinh tế của mình trước lượng cầu đang sụt giảm.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), dịch cúm gia cầm tái phát khiến hầu hết giá các sản phẩm gia cầm giảm mạnh. Nhiều gia đình ngừng sử dụng các sản phẩm từ gia cầm, người chăn nuôi không dám tái đàn, và còn phải chịu thêm sức ép về giá của tư thương.

Là một trong những hợp tác xã (HTX) chăn nuôi có tiếng tại miền Bắc, HTX Cổ Đông của ông Trần Văn Chiến tại Sơn Tây, Hà Nội cũng đang chịu cảnh như trên.

Ông Chiến cho biết: “Chi phí cho chăn nuôi cao khiến những người sản xuất như tôi gặp khó khăn, trong khi đó đầu ra hiện nay không dễ dàng gì. Trước dịch, giá gia cầm khoảng 30.000-32.000 đồng/kg, nhưng hiện nay chỉ còn 24.000-25.000 đồng/kg”.

Ông Chiến cũng cho biết, dù trên địa bàn của ông chưa xảy ra dịch cúm gia cầm, nhưng thông tin về dịch lại đẩy giá gia cầm xuống rất nhanh.

Dưới góc độ là người tiêu thụ gia cầm lớn, bà Nguyễn Thị Hiền, chủ một đại lý cung cấp gà đồi Yên Thế tại Hà Nội cũng chia sẻ: “Thị trường gia cầm hiện nay chẳng khác nào thời điểm dịch cúm gia cầm xảy ra vào năm 2003 và 2004. Cũng như 10 năm trước, khi thị trường ngưng trệ, người chăn nuôi là đối tượng tổn thương lớn nhất. Họ một mặt vừa lo đối phó với dịch bệnh lây lan, mặt khác phải tìm thương lái để bán hết đàn gia cầm. Trong hoàn cảnh này, tất nhiên phải chịu lỗ thê thảm...”.

Trong thời điểm này, người chăn nuôi vừa phải tiếp tục gồng mình trang trải các chi phí cho thức ăn, thuốc, vaccine phòng dịch, vừa phải nín thở chờ dịch qua. Nhưng không phải cứ “gồng mình”, “nín thở” là mọi việc sẽ như mong muốn.

Thực tế, rất nhiều hộ chăn nuôi đã gồng mình chống dịch, nhưng vẫn bị “trắng tay” vì sản phẩm gia cầm của họ nằm trong vùng dịch, dù không nhiễm bệnh đã xảy ra. Câu chuyện ở Thanh Hóa năm 2008 là một ví dụ.

Thời điểm năm 2008, tại Thanh Hoá xảy ra dịch tai xanh, đã có gần 10.000 tấn thịt lợn hơi bị chôn xuống đất để đảm bảo dập dịch. Thiệt hại lúc đó lên tới trên 300 tỉ đồng.

Thời điểm đó, cùng với Thanh Hoá, có tới 10 tỉnh thành khác cũng nằm trong diện có dịch tai xanh, nhưng tổng số thịt lợn tiêu huỷ cộng lại cũng không bằng tỉnh Thanh Hoá.

Mãi đến 1 năm sau mùa dịch đó, ngành Nông nghiệp của tỉnh mới lấy lại đà để khôi phục chăn nuôi được. Câu chuyện “dập dịch” của tỉnh Thanh Hoá giờ đã thành điển tích mỗi lần có dịch và nguy cơ ảnh hưởng đến toàn ngành Chăn nuôi cao.

Chấn chỉnh công tác chống dịch

Trở lại với tình hình dịch cúm gia cầm hiện nay, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết: Hiện nay trong vùng dịch vẫn có một khối lượng lớn sản phẩm gia cầm an toàn trong sản xuất, vì thế, người dân có thể yên tâm khi sử dụng. Thế giới vẫn chứng nhận sản phẩm xuất phát từ vùng an toàn dịch, hoặc cơ sở an toàn dịch vẫn được sử dụng bình thường.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cũng cho biết: Bộ NNPTNT cử các đoàn công tác của Bộ đi chấn chỉnh công tác chống dịch tại các địa phương tái phát dịch cúm gia cầm. Đồng thời chỉ đạo địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch để chủ động đối phó, kiểm soát gia cầm nhập lậu tại các tỉnh khu vực biên giới.

Đặc biệt, các địa phương cần chú trọng việc tiêu thụ gia cầm, đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học và tạo các kênh kết nối người sản xuất với thị trường để người tiêu dùng tiếp cận được sản phẩm đảm bảo an toàn và tránh việc thổi phồng thông tin dịch bệnh làm ảnh hưởng đến thị trường chăn nuôi.

Ông Tám nhấn mạnh: Gia cầm không mắc bệnh vẫn được cho phép tiêu thụ bình thường. Đối với các địa phương công bố dịch rồi, nhưng nếu những trang trại chăn nuôi an toàn vẫn cho vận chuyển bình thường.

Việc chứng nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh và sản phẩm gia cầm an toàn đã giao cho Cục Thú y triển khai. Đây có thể coi là giải pháp để người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm gia cầm trong mùa dịch này.

Và đó cũng là chiếc phao cứu sinh cho những hộ chăn nuôi đang dần kiệt sức đôn đáo tìm đầu ra cho sản phẩm gia cầm của mình.


Có thể bạn quan tâm

Nghề Đánh Bắt Mực “Không Giống Ai” Của Anh Tự Nghề Đánh Bắt Mực “Không Giống Ai” Của Anh Tự

Thời gian hành nghề của anh Tự khoảng 15 - 16 giờ đến tối. Ngồi trên bè, anh móc vào chân 2 - 3 sợi dây cước có con mồi là tôm ni-lông, hai tay dùng hai cái dĩa nhựa làm mái chèo khoác nước từ từ đi tới. Khi mực dính câu, “tín hiệu” báo vào bàn chân, anh kéo nhẹ lên và nhanh nhẹn “tóm cổ” con mực bỏ vào cái kết ngay sau lưng.

26/12/2014
Khai Thác Khơi Xa Gặp Khó Khai Thác Khơi Xa Gặp Khó

Hiện đang mùa mưa bão, không phải là thời điểm thuận lợi cho tàu thuyền ra khơi nên chắc chắn sản lượng sẽ tăng không đáng kể. Ông Nguyễn Trung Hiếu - Trưởng Ban quản lý Cảng cá Hòn Rớ khẳng định: “Không chỉ mất mùa mà giá cá cũng thấp khiến nhiều chủ tàu lâm vào cảnh thua lỗ; một số phương tiện nằm bờ hoặc chuyển đổi sang nghề khác. Hoạt động khai thác khơi xa ngày càng gặp nhiều khó khăn”.

26/12/2014
Năm 2014 Sản Lượng Tôm Nuôi Tăng Trên 22% So Với Cùng Kỳ 2013 Năm 2014 Sản Lượng Tôm Nuôi Tăng Trên 22% So Với Cùng Kỳ 2013

Cụ thể kế hoạch vụ nuôi năm 2015, diện tích nuôi là 90.000 ha, trong đó, nuôi tôm công nghiệp là 3.000 ha; tôm sú- lúa diện tích: 68.000 ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến: trên 16 ngàn ha; tôm càng xanh - lúa diện tích: 2.000 ha. Sản lượng tôm phấn đấu đạt 56.000 tấn.

26/12/2014
Ngăn Nạn Bơm Tạp Chất Tôm Ngăn Nạn Bơm Tạp Chất Tôm

Cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc nhưng tình trạng trên vẫn không mang lại hiệu quả, thậm chí có thời điểm còn bùng phát dữ dội. Thương lái Trung Quốc còn sang tận các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để tổ chức bơm tạp chất gây bất ổn cho cả khu vực. Tình trạng này đã ảnh hưởng đến chất lượng tôm, làm mất uy tín cho thị trường xuất khẩu.

26/12/2014
Tổng Sản Lượng Thủy Sản Của Hà Nội Đạt 74.000 Tấn Tổng Sản Lượng Thủy Sản Của Hà Nội Đạt 74.000 Tấn

Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản đạt 20.900ha, tăng 27%, trong đó diện tích triển khai nuôi thủy sản là 16.700ha. Tổng sản lượng thủy sản nuôi đạt 74.000 tấn, sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.500 tấn. Sản xuất cá giống đạt hơn 1,3 tỷ con...

26/12/2014