Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chùm ngây, cây trồng mới của nông dân Hưng Yên

Chùm ngây, cây trồng mới của nông dân Hưng Yên
Ngày đăng: 15/08/2015

Bước đầu đem lại hiệu quả

Chúng tôi đến thăm vườn chùm ngây của anh Nguyễn Ngọc Hân ở thôn Đại Hạnh, xã Hoàn Long (Yên Mỹ) đúng vào thời điểm cây đang thu hoạch rộ. Nhìn những hàng cây cao quá đầu người, lá xanh mướt, ít ai nghĩ chúng mới chỉ được trồng cách đây hơn 1 năm.

Đầu năm 2014, anh Hân tình cờ biết đến cây chùm ngây là một loại rau sạch, trồng 1 lần có thể cho thu hoạch trong nhiều năm qua thông tin trên kênh truyền hình. Anh tìm đến địa chỉ của người trồng chùm ngây ở Sóc Sơn (Hà Nội) để mua 100 cây chùm ngây giống về trồng thử nghiệm. Đến tháng 10.2014 anh thuê thêm 3 sào ruộng và mua thêm 1.900 cây chùm ngây giống về trồng. Sau 2 tháng, cây bắt đầu cho thu hoạch, lúc đầu anh Hân chỉ bán lá chùm ngây khô, mỗi tháng vườn chùm ngây của anh cho thu từ 1,5 – 2 tạ lá khô. Sau đó, anh cung cấp lá tươi cho Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Phú Hưng (Văn Lâm) và một số đơn vị khác ở Hà Nội. Đến nay, vườn chùm ngây của anh mỗi tháng cho thu ổn định khoảng 300kg lá tươi và trên 100kg lá khô, mang lại thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Thấy hiệu quả kinh tế, nhiều hộ dân trong và ngoài tỉnh tìm đến mô hình trồng chùm ngây của anh Hân học hỏi và đặt mua cây giống. Từ tháng 4.2015, anh bắt đầu nhập hạt giống chùm ngây từ Ấn Độ về ươm trong khoảng 1 – 2 tháng thành cây giống để bán với giá 15.000 đồng/cây. Đến nay, anh đã bán được khoảng 10.000 cây chùm ngây giống cho nông dân trong và ngoài tỉnh, mang lại thu nhập khoảng 150 triệu đồng.

Vốn là một nông dân năng động, ham tìm tòi, học hỏi, nhiều năm nay anh Đỗ Văn Trí ở thôn An Lạc, xã Đức Hợp (Kim Động) đã xây dựng mô hình kinh tế trang trại trồng nhiều loại cây cho hiệu quả kinh tế cao như chuối, ngô… Đặc biệt, mới đây anh đã trồng cây chùm ngây, một loại cây rau mới qua tìm hiểu trên sách, báo, mạng internet. Xét thấy loại cây này dễ trồng, dễ chăm sóc, anh quyết định đầu tư gần 60 triệu đồng để mua trên 2.000 cây chùm ngây giống. Toàn bộ số cây này anh trồng trên diện tích hơn 1 mẫu ruộng có chất đất xấu, chủ yếu là đất sét trước đây bị bỏ không.

Theo anh Trí: “Cây chùm ngây rất dễ trồng, không kén đất, có thể trồng từ hạt, hom cành, hom củ và trồng được quanh năm. Cây ưa đất ráo nước, nhiều cát, chịu được hạn hán, ưa nắng, chịu úng kém và hầu như không bị sâu bệnh hại, do đó chăm sóc cây không cần điều kiện gì đặc biệt về phân bón và nước tưới. Cây trồng sau 1 – 2 tháng bắt đầu cho thu hoạch lá, sau vài năm thì có thể tỉa củ, cây có thể cho thu trong nhiều năm”.

Thận trọng khi phát triển ồ ạt

Theo cách tính của các chủ vườn thì cây chùm ngây vừa dễ trồng, dễ chăm sóc, bảo vệ và cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trên thực tế chùm ngây là loại rau còn mới, chưa được nhiều người biết đến và sử dụng nên người trồng cần thận trọng khi đầu tư trồng loại cây này để bảo đảm đầu ra cho sản phẩm.

Ngay tại vườn chùm ngây của gia đình anh Đỗ Văn Trí, năm 2014, mỗi kg lá tươi anh thu hoạch về có thể bán với giá 50.000 – 70.000 đồng/kg và gần như không có đủ để cung cấp ra thị trường. Tuy nhiên, sang đến năm nay, giá lá chùm ngây tươi đã xuống chỉ còn 35.000 đồng/kg và nhu cầu thị trường cũng không ổn định.

Anh Nguyễn Ngọc Hân cũng khẳng định: “Tôi chỉ cung cấp cây chùm ngây giống cho người dân có nhu cầu trồng chứ tôi không thu mua lại sản phẩm chùm ngây người dân làm ra. Chính vì vậy nên người dân phải thận trọng trong việc sử dụng cây chùm ngây làm cây phát triển kinh tế khi chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định”.

Từ hiệu quả kinh tế mà cây chùm ngây đem lại, hiện nay, nhiều người dân ở các địa phương trong tỉnh đã tìm hiểu và chuyển một phần diện tích vườn, ruộng sang trộng loại cây mới này. Thích nghi với điều kiện tự nhiên ở Hưng Yên, cây chùm ngây góp phần làm đa dạng thêm cơ cấu các loại cây trộng trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Tráng, Trưởng Phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: “Hiện nay, cây chùm ngây mới được một số người dân trong tỉnh đưa về trồng một cách tự phát. Các hộ dân này tự nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin về loại cây này qua sách, báo, mạng internet hoặc trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Do đây là một loại cây trồng mới nên nông dân không nên thấy những hiệu quả bước đầu của cây trồng này mà đua nhau trồng một cách ồ ạt mà cần phải tìm hiểu kỹ cả về cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và thị trường tiêu thụ”.


Có thể bạn quan tâm

Năng suất đậu phụng của Điện Bàn tăng 5 tạ/ha Năng suất đậu phụng của Điện Bàn tăng 5 tạ/ha

Đó là con số được đưa ra tại hội nghị sơ kết vụ đông xuân và triển khai kế hoạch sản xuất hè thu 2015, do UBND thị xã Điện Bàn vừa tổ chức.

18/05/2015
Đầu tư 10.000 tỉ đồng phát triển cây mắc ca tại Lâm Đồng Đầu tư 10.000 tỉ đồng phát triển cây mắc ca tại Lâm Đồng

Ngân hàng bưu điện Liên Việt (LienvietPostBank) ký thỏa thuận với công ty Him Lam và UBND tỉnh Lâm Đồng cam kết đầu tư 10.000 tỉ đồng cho cây mắc ca và một số sản phẩm nông nghiệp khác tại địa bàn.

18/05/2015
Cần định hướng lại hoạt động khai thác hải sản Cần định hướng lại hoạt động khai thác hải sản

Những ngày này, tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi liên tiếp cập bờ mang theo thành quả lao động của hàng ngàn ngư dân sau những ngày dài bám biển. Nhiều tàu trúng đậm, nhưng cũng có không ít những chuyến tàu số tiền bán cá tính ra chưa đủ tổn.

18/05/2015
Chỉnh trang nông thôn để xây dựng nông thôn mới Chỉnh trang nông thôn để xây dựng nông thôn mới

Cũng như các địa phương khác trong huyện Hải Lăng (Quảng Trị), để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Hải Xuân đã tập trung đẩy mạnh phong trào “Chỉnh trang nông thôn” với 6 nội dung chính: phát quang, hiến đất mở rộng đường giao thông; thắp sáng đường quê; cải tạo vườn tạp; sửa sang nhà cửa; chỉnh trang hàng rào, cổng; xây dựng, cải tạo chuồng trại chăn nuôi.

18/05/2015
Mỏi mòn chờ giá cao su tăng Mỏi mòn chờ giá cao su tăng

Kể từ năm 2013 đến nay, giá cao su ở Quảng Trị xuống thấp khiến đời sống nông dân lao đao. Bây giờ, họ vừa chăm cao su vừa phập phồng chờ đợi: Bao giờ cao su lên giá?

18/05/2015