Chuẩn Bị Xuất Khẩu Trái Vải Sang Mỹ, Úc

Cục Bảo vệ thực vật cho biết đang trong quá trình giám sát, đánh giá trước khi cấp mã số vùng trồng cho nhãn, vải ở phía Bắc để xuất khẩu vào Mỹ.
Theo thông tin từ Hiệp hội Rau quả VN, các công ty xuất khẩu trái cây ở phía Nam đang làm việc với các đối tác ở Bắc Giang để chuẩn bị xuất khẩu trái vải tươi sang thị trường Mỹ trong vụ vải năm nay, sau khi Mỹ cho phép nhập trái vải VN vào thị trường này (tháng 10-2014).
Một số công ty cho biết đã làm việc với Cục Bảo vệ thực vật để lựa chọn vùng nhãn, vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đồng thời cũng hợp tác với các cơ quan nghiên cứu tìm biện pháp bảo quản trái vải tốt nhất để vận chuyển.
Cục Bảo vệ thực vật cho biết đang trong quá trình giám sát và đánh giá trước khi cấp mã số vùng trồng cho nhãn và vải ở phía Bắc để xuất khẩu vào Mỹ.
Việc xuất khẩu trái nhãn, vải ở phía Bắc phức tạp hơn các loại trái cây phía Nam do phía Bắc chưa có nhà máy đóng gói trái cây được phía Mỹ cấp chứng nhận cũng như không có nhà máy chiếu xạ.
Do đó sau khi thu hoạch, trái vải phải được vận chuyển vào phía Nam để đóng gói và chiếu xạ trước khi xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (trong đó có tôm) được ban hành và đưa vào áp dụng tại Nghệ An từ năm 2011.

Theo Bộ NN-PTNT, trong 10 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt khoảng 5,37 tỷ USD, giảm 17,7% so cùng kỳ năm ngoái.

Năm nay, vùng nuôi tôm nước lợ huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) khá thành công, diện tích thiệt hại dưới 25% nhưng nông dân vẫn tập trung duy trì diện tích lúa trên nền ao nuôi tôm được trên 9.800 ha.

Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cá cho các hộ gia đình, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 27,28%, 11,74% và 12,11%.