Chuẩn Bị Tổ Chức Tuần Lễ Truyền Thông Chỉ Dẫn Địa Lý Phú Quốc Cho Sản Phẩm Nước Mắm

Bộ Công Thương và Phái đoàn EU tại Việt Nam thông qua Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (EU-MUTRAP), phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ Kiên Giang, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc và các cơ quan liên quan sẽ tổ chức Tuần lễ truyền thông chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm.
Mục đích tổ chức Tuần lễ truyền thông nhằm phổ biến các quy định mới về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm của tỉnh Kiên Giang; cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp sản xuất, phân phối và người tiêu dùng về bảo hộ chỉ dẫn địa lý Phú Quốc; quảng bá hình ảnh chỉ dẫn địa lý Phú Quốc đến người tiêu dùng; chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, quảng bá xúc tiến thương mại và đầu tư Việt Nam - EU.
Các hoạt động cụ thể trong Tuần lễ truyền thông gồm:
Ngày 15/7/2014 tại Phú Quốc: Khóa đào tạo về quản lý chất lượng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” như trong hồ sơ đăng bạ tại EU;
Ngày 17/7/2014 tại TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo và họp báo tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các nhà phân phối và người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc phân phối và sử dụng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc”;
Ngày 22/7/2014 tại Hà Nội: Hội thảo với nội dung tương tự như hội thảo tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, các ấn phẩm, tờ rơi, phỏng vấn và phóng sự truyền hình sẽ được phổ biến rộng rãi tại các sự kiện này và trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Có thể bạn quan tâm

Tại huyện Chư Prông, nơi phát triển cây cao su mạnh nhất tỉnh Gia Lai với 34.000ha, đã có trên 30 hộ dân đốn hạ hàng trăm hec ta vườn cao su đang ở độ tuổi cho mủ. Hiện tượng chặt bỏ cây cao su bắt đầu diễn ra từ năm 2013, nhưng rầm rộ nhất là đầu năm 2014, khi giá cao su xuống đến đáy.

6 tháng đầu năm 2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Lang Chánh đã thành lập được 20 nhóm tiết kiệm, quyên góp gần 258 triệu đồng, xét cho 241 lượt hội viên vay vốn sản xuất, nâng tổng số lên 117 nhóm tiết kiệm trong toàn huyện với tổng số tiền thu được là 1 tỷ 136 triệu đồng cho 3.411 lượt hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế.

Nghị định số 36/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 29/4/2014 đã có nhiều cuộc họp để lấy ý kiến các ngành liên quan.

Những ngày qua, do lo sợ ong mật bu bám vào lúa đang thời kỳ trổ bông sẽ làm giảm năng suất, một số người dân ở Quảng Ngãi đã kéo đến trại nuôi ong đập phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định nuôi ong mật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cây trồng tăng năng suất.

Cùng khó khăn chung với các huyện khác trong tỉnh và cả nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tủa Chùa năm 2014 gặp nhiều khó khăn: Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, dẫn đến thiếu vốn trong đầu tư xây dựng cơ sở sở hạ tầng; tình trạng di dịch cư tự do, tranh chấp đất đai; tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp...