Chuẩn bị thả gần 800.000 con cá giống vào hồ Dầu Tiếng

4 loại thả cá giống được thả gồm: mè hoa (338.300 con), trắm cỏ (180.000 con), trôi (220.000 con) và cá tra là 60.000 con.
Như vậy, với đợt thả cá giống lần này, từ năm 2005 đến nay, Tây Ninh thả hơn 9,8 triệu con cá giống xuống hồ Dầu Tiếng, gồm 12 loại cá: trắm cỏ, trôi, mè vinh, chép, lăng vàng, mè hoa, mè trắng, cá hô, cá tra, cá tra dầu, thát lát cườm, lóc bông.
Đợt thả cá giống nhiều nhất là năm 2009, thả hơn 2,2 triệu con.
Việc thả cá giống xuống hồ Dầu Tiếng nhằm phát triển nguồn lợi thủy sản, cải tạo môi trường nước, tăng sản lượng khai thác thủy sản; đồng thời tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân sống ven hồ.
Được biết, trong hồ Dầu Tiếng có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao, như cá leo, cá lăng, trắm cỏ, mè hoa, trôi...
Có thể bạn quan tâm

Cũng như nhiều người khác, hành trình làm giàu của chị Triệu Thị Liên, người Dao đỏ, ở thôn Nà Luồng, thị trấn Đông Khê (Thạch An - Cao Bằng) đã nếm trải không ít thất bại. Bây giờ, khi đã gặt hái thành công, chị đúc kết lại: “Muốn làm giàu, ngoài sự cần cù, chịu khó cần phải năng động, sáng tạo nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương”.

Đến nay, toàn tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng và hoàn thành cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) với tổng diện tích 830ha.

Với 15ha đồi rừng, 1ha ao thả cá cộng với 2 dãy chuồng nuôi lợn được áp dụng theo mô hình vườn-ao-chuồng-rừng (VACR), gia đình chị Văn Thị Xuân ở tổ 8A, thị trấn Yên Bình (Yên Bình - Yên Bái) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Từ chỉ vài gia đình, đến nay mô hình cá trê lai bể ở xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế đã phát triển lên con số hơn 200 hộ. Việc tự phát mở rộng sản xuất một cách ồ ạt đã khiến cho đầu ra của sản phẩm ngày càng khó khăn.

Năng động, chăm chỉ, chị Sầm Thị Hiên ở thôn Bản Chang, xã Trúc Lâu (Lục Yên - Yên Bái) đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn.