Chuẩn bị thả gần 800.000 con cá giống vào hồ Dầu Tiếng

4 loại thả cá giống được thả gồm: mè hoa (338.300 con), trắm cỏ (180.000 con), trôi (220.000 con) và cá tra là 60.000 con.
Như vậy, với đợt thả cá giống lần này, từ năm 2005 đến nay, Tây Ninh thả hơn 9,8 triệu con cá giống xuống hồ Dầu Tiếng, gồm 12 loại cá: trắm cỏ, trôi, mè vinh, chép, lăng vàng, mè hoa, mè trắng, cá hô, cá tra, cá tra dầu, thát lát cườm, lóc bông.
Đợt thả cá giống nhiều nhất là năm 2009, thả hơn 2,2 triệu con.
Việc thả cá giống xuống hồ Dầu Tiếng nhằm phát triển nguồn lợi thủy sản, cải tạo môi trường nước, tăng sản lượng khai thác thủy sản; đồng thời tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân sống ven hồ.
Được biết, trong hồ Dầu Tiếng có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao, như cá leo, cá lăng, trắm cỏ, mè hoa, trôi...
Có thể bạn quan tâm

Ngoài tiêu thụ mạnh tại địa phương, đậu phộng ở huyện Tuy An còn được thương lái thu gom, chuyển vào TP Hồ Chí Minh bán cho các cơ sở sản xuất dầu ăn. Vào thời điểm này, giá bán mỗi kg đậu phộng tươi (còn vỏ) ở huyện Tuy An từ 7.000 đến 9.000 đồng. Nhờ năng suất thu hoạch và giá bán cao, mỗi sào đậu phộng trong thời gian khoảng 3 tháng đã cho hộ sản xuất thu nhập hơn 7 triệu đồng.

Không trồng luân canh cây hoa màu để cải tạo đất trong 3 năm theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số nông dân ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột đã tái canh trực tiếp theo kinh nghiệm và bước đầu đã thành công, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc giải quyết bài toán tái canh cà phê hiện nay.

Ông Nguyễn Trung Thành, ở thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn chia sẻ, tham gia sản xuất chè an toàn, gia đình ông đã biết cách chăm sóc, thu hái và chế biến chè đúng kỹ thuật. Chè hái về được phơi trên giá lưới, không phơi trên nền sân như trước.

Lâu nay, người dân xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng chủ yếu vẫn gắn liền với cây lúa nước, cây mía, cây điều… nhưng mới đây việc thí điểm thành công mô hình trồng nấm linh chi đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Rau xanh không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người chúng ta. Không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi chế độ tưới nước bón phân cũng như phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như, rau dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư đạm, rau nhiễm các loại vi trùng và ký sinh trùng… có khả năng gây hại đến sức khỏe cho người tiêu dùng.