Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuẩn Bị Lấy Nước Đợt 1 Cho Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015

Chuẩn Bị Lấy Nước Đợt 1 Cho Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015
Ngày đăng: 19/01/2015

Các địa phương cần sớm hoàn thành việc khơi thông dòng chảy, giải tỏa ách tắc, phương tiện thi công nạo vét trên hệ thống dẫn nước, đặc biệt ở kênh dẫn các cửa lấy nước, kiểm tra hệ thống máy bơm, phương tiện lấy nước để sẵn sàng vận hành khi nguồn nước bảo đảm.

Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT vừa phát Công điện số 1 tới các Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; các công ty khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống, Bắc Hưng Hải, Sông Nhuệ, Bắc Nam Hà tăng cường công tác chuẩn bị lấy nước đợt 1 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2014 - 2015.
Công điện nêu rõ: Để tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện, giám đốc các Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành việc khơi thông dòng chảy, giải tỏa ách tắc, phương tiện thi công nạo vét trên hệ thống dẫn nước, đặc biệt ở kênh dẫn các cửa lấy nước, kiểm tra hệ thống máy bơm, phương tiện lấy nước để sẵn sàng vận hành khi nguồn nước bảo đảm.
Đồng thời, các Sở NN&PTNT cũng theo dõi chặt các thông tin liên quan đến nguồn nước, tổ chức vận hành ngay các cửa lấy nước, trạm bơm để trữ nước vào hệ thống kênh trục, ao đầm... và đưa nước lên ruộng phục vụ làm đất và gieo cấy, đặc biệt ưu tiên các vùng khó khăn về nguồn nước.
Tổng cục Thủy lợi nhấn mạnh, các Sở NN&PTNT tăng cường lực lượng túc trực tại công trình đầu mối, bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra các bờ vùng, bờ thửa để quản lý chặt chẽ nguồn nước, không để rò rỉ gây lãng phí, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây vụ Đông, dồn điền, đổi thửa để tạo mặt bằng gieo cấy lúa, tuyệt đối không phát sinh nhu cầu bổ sung nguồn nước ngoài các đợt xả đã thống nhất.
Theo lịch lấy nước đợt 1, mực nước sông Hồng tại Hà Nội sẽ được duy trì ở mức thấp nhất +2,2m.
Theo kế hoạch xả nước vụ Đông Xuân 2014 - 2015, Bộ NN&PTNT thống nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ có 3 đợt xả nước từ các hồ thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang.
Cụ thể: Đợt 1 lấy nước từ 0 giờ ngày 19/1 đến 24 giờ ngày 23/1. Đợt 2 lấy nước từ 0 giờ ngày 30/1 đến 24 giờ ngày 7/2. Đợt 3 lấy nước từ 0 giờ ngày 13/2 đến 24 giờ ngày 17/2.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá rô đầu vuông ở Dương Huy (Quảng Ninh) Mô hình nuôi cá rô đầu vuông ở Dương Huy (Quảng Ninh)

Trước khi giới thiệu chúng tôi xuống thăm mô hình nuôi cá rô đầu vuông thí điểm của anh Liêu Văn Hoàng ở thôn Tha Cát, đồng chí Điệp Văn Nguyên, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Huy (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) cho biết: Vốn xuất phát điểm là xã nghèo, nhưng những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của cấp trên cùng với sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương, đời sống mọi mặt của xã đã có những chuyển biến tích cực.

27/05/2015
Đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính Đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính

Công ty cổ phần thủy sản Việt Úc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Tiền Giang và các sở, ban, ngành tỉnh đề nghị xem xét, cho phép thực hiện dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

27/05/2015
Và chuyển động của ngành kinh tế mũi nhọn Và chuyển động của ngành kinh tế mũi nhọn

Ông Nguyễn Văn Thuỷ, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết: Hai năm gần đây, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện đã tăng đáng kể. Đặc biệt, vừa qua huyện đã hoàn thành việc quy hoạch 2 vùng nuôi tôm tập trung gồm: Vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Bình, diện tích 20ha và vùng nuôi tôm công nghiệp xã Tân Lập, diện tích 20ha.

27/05/2015
Huyện Tuy An (Phú Yên) không kiểm soát được dịch bệnh khi nuôi tôm hồ hở Huyện Tuy An (Phú Yên) không kiểm soát được dịch bệnh khi nuôi tôm hồ hở

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), mỗi năm huyện Tuy An thả nuôi từ 600 đến 620ha tôm các loại. Trong số này có khoảng 3/4 diện tích nuôi tôm bằng hình thức hồ hở. Do khâu xử lý nguồn nước trong hồ nuôi khi tôm nuôi bị mắc bệnh gặp rất nhiều khó khăn và không thể kiểm soát được nguồn nước bẩn, ô nhiễm, nên mầm bệnh lây lan từ hồ này sang hồ khác diễn ra khá nhanh và lây lan trên diện rộng.

27/05/2015
Làm giàu nhờ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La Làm giàu nhờ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La

Nghề nuôi cá lồng là nghề chính của nhiều hộ dân và đem lại thu nhập ổn định từ 2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng.

27/05/2015