Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuẩn bị cho gia súc trước mùa rét

Chuẩn bị cho gia súc trước mùa rét
Ngày đăng: 17/11/2015

1. Chuồng nuôi

- Chuồng đặt ở nơi cao ráo, dễ thoát nước, gần nguồn nước đảm bảo vệ sinh.

- Cửa chuồng hướng về phía Nam hoặc Tây Nam để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng.

- Mái chuồng cao ít nhất là 3m và nhô ra khỏi tường tối thiểu là 0,5m để tránh nước mưa hắt vào tường và chuồng nuôi.

- Thành chuồng cao từ 0,8 - 1,2m. Những vùng có điều kiện nên xây tường bao quanh chuồng để tránh gió rét và mưa hắt hoặc dùng vật liệu sẵn có tại địa phương để che quanh chuồng nuôi.

- Trong chuồng, nên có ô thoáng phía trên để gió lưu thông. Khi đốt lửa sưởi, khói sẽ theo lỗ thoáng ra ngoài, không tích khí độc trong chuồng ảnh hưởng tới sức khỏe trâu, bò.

- Nền chuồng cao hơn mặt đất 40 - 50cm, có độ dốc 2 - 3% xuôi về cuối chuồng nơi có hố gom phân, chất thải; không gồ ghề, trơn trượt.

Hố chứa chất thải bố trí ngay sát chuồng nuôi và phải đảm bảo đủ thể tích để chứa toàn bộ lượng chất thải trong cả vụ đông - xuân. Theo kinh nghiệm tại Hà Giang, Lạng Sơn, người chăn nuôi có thể dùng ván gỗ dày 2 - 2,5cm đặt trên nền chuồng trong vụ đông.

- Máng ăn: Tốt nhất là xây bằng gạch và láng xi măng làm nhẵn bề mặt.

Các góc của máng phải lượn tròn và trơn nhẵn.

Đáy máng có độ dốc xuôi, có lỗ thoát nước để ở nơi thấp nhất để thuận tiện cho việc rửa máng.

Thành máng phía trong (phía trâu, bò ăn) bắt buộc phải thấp hơn thành máng ngoài.

- Máng uống: Bố trí máng uống tách biệt với máng ăn để tránh gia súc làm rơi thức ăn vào máng uống.

Có thể dùng loại máng uống xây trát xi măng nhưng phải bảo đảm trơn nhẵn và có độ cao vừa phải để trâu bò có thể uống nước dễ dàng mà không thể bước cả chân vào máng.

- Rãnh thoát nước, phân, nước tiểu: Được bố trí chạy dài, dọc theo chuồng, dốc về phía cuối chuồng nối với hố chứa phân.

Lòng rãnh không sâu và xây lượn tròn, chiều rộng từ 22 – 25cm trở lên.

Độ dốc từ đầu này đến đầu kia khoảng 2 – 3% để bảo đảm dễ thoát nước tiểu và nước thải khi rửa chuồng.

- Hệ thống cống thoát nước: Được nối tiếp với rãnh thoát nước tiểu, bảo đảm thoát nước dễ dàng đến nơi chứa.

- Hố chứa phân và nước tiểu: Nếu có điều kiện cần bố trí cách xa nhà ở, cuối hướng gió và thấp hơn chuồng nuôi tối thiểu 50cm để dễ thu gom và vệ sinh. Hố phân phải xây chìm, bằng gạch có trát xi-măng để nước phân không ngấm ra xung quanh.

2. Chuẩn bị vật liệu chống rét

- Rơm, cỏ, lá chuối, bẹ ngô khô để lót chuồng.

- Trấu, củi để đốt sưởi.

- Bạt, bao ni-lông, phên, nứa để quây, che chắn, củng cố xung quanh chuồng.

- Chăn, áo, bao tải gai để làm áo chống rét cho trâu, bò (có thể sử dụng các tấm chăn, áo, bao tải gai cũ để làm áo chống rét cho trâu, bò nhưng chú ý là nên sử dụng chất liệu bông, thấm nước.

Không dùng chất liệu ni-lông vì chất này không thấm nước, hơi nước sẽ đọng lại và thấm ngược trở lại làm trâu, bò bị rét thêm).

3. Thức ăn, nước uống

3.1. Thức ăn

Việc dự phòng thức ăn cũng rất quan trọng vì chỉ khi cung cấp thức ăn đầy đủ thì trâu, bò mới có đủ năng lượng chống lại giá rét, không bị chết rét.

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong phòng chống đói, rét cho trâu, bò mùa đông.

Nên ủ chua một số loại cỏ, ngô dày, phơi khô cỏ và chế biến phụ phẩm nông, công nghiệp có sẵn ở địa phương để dự trữ thức ăn thô cho trâu, bò trong vụ đông.

- Bắt đầu vào tháng 11 hàng năm, cần chuẩn bị sẵn thức ăn dự phòng cho trâu, bò sử dụng trong 4 tháng tiếp theo. Bởi vì vào mùa đông, thức ăn tự nhiên cho trâu, bò sẽ khan hiếm hơn.

- Nên chuẩn bị trung bình mỗi ngày 1kg thức ăn tinh (ngô, bột cám, bột sắn…) và 30kg thức ăn thô (rơm, cỏ voi, cây chuối, cây sắn, thức ăn ủ chua…) cho 1 trâu/bò trưởng thành, như vậy, lượng thức ăn tinh nên dữ trữ cho 1 trâu, bò trưởng thành trong 4 tháng mùa đông là 120 kg và thức ăn thô là 3.600kg.

3.2. Nước uống

Chú ý cung cấp đủ nước uống cho gia súc tại chuồng (những ngày nhiệt độ dưới 150C nên cho trâu, bò uống nước ấm. Cần bổ sung muối vào trong nước uống cho trâu, bò trong những ngày rét giữ tại chuồng.

4. Phòng bệnh

4.1. Tẩy ký sinh trùng theo các phương pháp dưới đây:

a. Ngoại ký sinh trùng: Ve, rận, ruồi trâu…

- Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như Neuguvon hoặc Asuntol hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa. Liều sử dụng phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Pha và sử dụng thuốc: Sử dụng Nevugvon với liều phổ biến 1,25 g/lít nước, bổ sung 50ml dầu ăn và 20g xà phòng bột lắc đều trước khi sử dụng.

Dùng bình phun đều lên toàn bộ cơ thể trâu, đặc biệt vùng bẹn và vùng nách. Có thể đeo găng tay, dùng giẻ để bôi thuốc, định kỳ phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không để thuốc bám vào người, quần áo.

Không hút thuốc, ăn uống trong khi pha và bôi thuốc.

- Nếu không có các loại thuốc trên có thể sử dụng thuốc khác có tác dụng tương tự theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

b. Nội ký sinh trùng: Giun sán đường ruột, giun phổi, sán lá gan

- Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như: Levamisole, Tetramisole điều trị nội ký sinh trùng đường ruột và Fasinex điều trị sán lá gan.

- Liều lượng: Levamisole 7,5%: 1ml/20kg thể trọng. Fasinex: 1 viên/75kg thể trọng.

- Cách sử dụng: Có thể ở dạng uống, trộn vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn.

- Đối với bê nghé từ 1 - 2 tháng tuổi tẩy giun đũa (sử dụng theo hướng dẫn của từng loại thuốc).

- Đối với trâu, bò trưởng thành, mỗi năm tẩy sán lá gan một lần (trâu, bò mang thai không được tẩy), sử dụng thuốc theo hướng dẫn.

- Nếu không có các loại thuốc trên có thể sử dụng thuốc khác có tác dụng tương tự theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

* Thực hiện tiêm phòng: Tiêm phòng đầy đủ theo quy định của cơ quan thú y địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Bến Tre Trồng Bưởi Da Xanh Gốc Ghép Đạt Kết Quả Khả Quan Bến Tre Trồng Bưởi Da Xanh Gốc Ghép Đạt Kết Quả Khả Quan

Đến nay, dù Viện chưa có kết luận về hiệu quả và có nên nhân rộng hay không nhưng vườn bưởi trồng thực nghiệm cây trái sum suê, xanh tốt, có chất lượng, được thương lái thu mua đánh giá khá cao. Người dân trong vùng cũng bắt đầu trồng bưởi da xanh xen trong vườn dừa.

29/08/2014
Hiệu Quả Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Ở Ngọc Động Hiệu Quả Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Ở Ngọc Động

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Ngọc Động (Quảng Uyên) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát huy hiệu quả nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh địa phương, đưa các cây trồng có giá trị kinh tế, năng suất, sản lượng cao vào sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, hướng tới giảm nghèo bền vững.

29/08/2014
64,3% Xã Điểm Nông Thôn Mới Đạt Tiêu Chí Về Thủy Lợi 64,3% Xã Điểm Nông Thôn Mới Đạt Tiêu Chí Về Thủy Lợi

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung cải tạo sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, cơ bản đủ năng lực phòng, chống thiên tai, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất của nông dân. Xây dựng nhiều trạm bơm đảm bảo tưới tiêu chủ động.

29/08/2014
Nông Nghiệp Thời Cạnh Tranh Công Nghệ Nông Nghiệp Thời Cạnh Tranh Công Nghệ

Ngành nông nghiệp đang mất dần sự bảo hộ và hướng đến cạnh tranh trên sân chơi bình đẳng. Từ doanh nghiệp (DN) đến nông dân đang phải nghĩ đến việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

29/08/2014
Ương Cá Tra Từ Bột Lên Cá Tra Giống Đạt Tỷ Lệ Sống Cao Ương Cá Tra Từ Bột Lên Cá Tra Giống Đạt Tỷ Lệ Sống Cao

Tại ấp Tân Nghĩa, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp Nam bộ vừa phối hợp Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp tổ chức tổng kết mô hình ương cá tra từ bột lên cá tra giống đạt tỷ lệ sống cao.

29/08/2014