Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chưa Rõ Nguyên Nhân Cá Chết, Tôm Bệnh

Chưa Rõ Nguyên Nhân Cá Chết, Tôm Bệnh
Ngày đăng: 10/06/2013

Cùng với dịch bệnh lây lan liên tỉnh trên các ao hồ nuôi tôm, người nuôi trồng thủy sản tại miền Trung như ngồi trên đống lửa khi ngành chức năng chưa tìm ra nguyên nhân cá nuôi chắn sáo ở phá Tam Giang đồng loạt… nổi bụng chết sình.

Cá nuôi mắc bệnh lạ

Diện tích ươm nuôi xen ghép và chắn sáo nước lợ đầu vụ nuôi trồng thủy sản năm 2013 tại Thừa Thiên - Huế là 1.705,6ha và 1.116 lồng nuôi. Trong đó, cá dìa thả nuôi chắn sáo được khoảng 25 đến 35 ngày tuổi thì nổi bụng chết sình, người dân dùng vợt vớt không xuể. Cá dìa tên khoa học Siganus sinh nở ở vùng nước cửa sông do ngư dân đánh bắt được bán từ 5.000 - 6.000 đồng/con cho người dân nuôi trồng thủy sản mua về thả nuôi. Chưa kể tiền cải tạo đầu vụ, 50 vạn cá dìa giống bị chết, thiệt hại ước tính gần 2,5 tỷ đồng. Bình quân mỗi hộ mất từ 40 - 50 triệu đồng, hộ cao nhất lên đến 150 triệu đồng.

Đem nỗi âu lo của người dân nuôi trồng thủy sản đến gặp ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Xuân thì mới hay, không chỉ cá dìa nuôi chắn sáo chết hàng loạt mà trên 273ha nuôi cao triều theo hình thức xen ghép tại địa phương bắt đầu chết rải rác.

Cùng thời điểm tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, ký sinh trùng lạ cũng tấn công hàng vạn con cá kình. Phòng NN-PTNT huyện Quảng Điền nhận định, thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo mưa dông bất ngờ làm thay đổi độ mặn các hồ nuôi. Ngoài ra, trong hồ nuôi cũng xuất hiện hiện tượng tảo lan làm ôxy trong nước giảm đột ngột. Một nguyên nhân khác là do người dân thả nuôi với mật độ quá dày, cá ngạt oxy trong khi chất lượng con giống ngày càng kém.

Đổ nợ vì tôm chết

Vụ tôm năm 2012 được mùa, được giá nhất từ trước đến nay nên người nuôi trồng thủy sản tại miền Trung phấn khởi đầu tư cải tạo ao hồ, bước vào vụ nuôi mới. Nhưng mọi kỳ vọng giờ đang phá sản khi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thả nuôi vừa rời tay đã bùng phát dịch bệnh và lây lan từ ao hồ từ tỉnh này sang ao hồ tỉnh khác. Tại các huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị, hầu hết người nuôi tôm đều “cầm” sổ đỏ, tài sản… vào ngân hàng để vay hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Để thả mới một vụ tôm, người nuôi tôm phải đầu tư từ 20 đến 30 triệu đồng từ việc cải tạo, xử lý hồ cho đến mua con giống. Thế nhưng, một tháng sau khi thả tôm, người dân đã bị đẩy đến bên bờ vực phá sản, nợ nần chồng chất vì tôm chết đỏ hồ.

Người nuôi trồng thủy sản đang cần các ngành chức năng nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây chết ở tôm, cá và có hướng xử lý hiệu quả để vừa tránh được dịch bệnh lây lan vừa đảm bảo quyền lợi của người dân. Đồng thời, cần hỗ trợ người dân về kỹ thuật, phương pháp xử lý hồ nuôi, đặc biệt là hỗ trợ kinh phí cho những hộ có tôm, cá bị chết.

6 loài cá nước lợ nguy cơ tuyệt chủng

Ông Nguyễn Hữu Quyết, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, môi trường phá Tam Giang - Cầu Hai ô nhiễm làm suy giảm đa dạng sinh học. Trong đó, 6 loài cá quý hiếm sinh sống ở hệ đầm phá rộng lớn nhất Đông Nam Á (22.000 ha) nguy cơ tuyệt chủng gồm: cá mì đường, mòi hoa cờ, mòi cờ chấm, măng, chìa vôi và cá quả bông. Nguyên nhân chính do nghề nuôi trồng thủy sản không theo đúng quy hoạch rồi dịch bệnh từ các ao hồ thải trực tiếp ra đầm phá…


Có thể bạn quan tâm

Công An Hải Dương Bồi Thường Cho Ngư Dân Cần Giờ Công An Hải Dương Bồi Thường Cho Ngư Dân Cần Giờ

Sau 2 ngày có chỉ đạo của Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, về việc làm rõ đúng, sai trong vụ tạm giữ 1,8 tấn bạch tuộc tại Hải Dương, Công an tỉnh này đã nhận sai và bồi thường số tiền 650 triệu đồng cho các ngư dân ở huyện Cần Giờ (TPHCM) vì số hàng đã bị hỏng.

13/06/2013
Khá Giả Nhờ Nuôi Tằm Bài Bản Khá Giả Nhờ Nuôi Tằm Bài Bản

Nhờ được học nghề trồng dâu, nuôi tằm bài bản, nhiều hộ dân xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) bây giờ đang có thu nhập cao từ nghề này và tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

13/06/2013
Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô Làm Giàu Bằng Nghề Nuôi Cá Quý Hiếm Trên Sông Lô

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.

13/06/2013
Làm Giàu Từ Cây Vải Làm Giàu Từ Cây Vải

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

14/06/2013
Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên) Hiệu Quả Cao Từ Chăn Nuôi Bò Sữa Ở Khoái Châu (Hưng Yên)

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi

02/02/2013