Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chưa Phát Huy Hiệu Quả Tiêu Chuẩn MSC Cho Con Nghêu

Chưa Phát Huy Hiệu Quả Tiêu Chuẩn MSC Cho Con Nghêu
Ngày đăng: 26/05/2014

Nghề quản lý, khai thác nghêu Bến Tre được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn MSC từ tháng 11-2009. Sau khi được chứng nhận MSC, nghêu Bến Tre được nhiều nước trên thế giới quan tâm, do đó giá nghêu thương phẩm liên tục tăng cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển.

Giá nghêu tăng đáng kể, từ 13.900đ/kg (năm 2008), 17.585đ/kg (năm 2009), 22.300đ/kg (năm 2010), 29.750đ/kg (năm 2011), 35.250đ/kg (năm 2012), 23.250đ/kg (năm 2013).

Từ 2008 đến nay, giá nghêu nguyên liệu tại vùng nuôi nghêu của Bến Tre cao hơn nghêu nuôi tại tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh khoảng 5.000-10.000đồng/kg. Hiệu quả về xã hội, nâng cao nhận thức của người làm công tác quản lý cũng như nhận thức của xã viên các hợp tác xã, người nuôi nghêu về phát triển bền vững.

Hiệu quả về môi trường, để duy trì sản lượng nghêu, trong các năm qua tỉnh đã đầu tư thực hiện nhiều đề tài, dự án, trong đó có một số đề tài, dự án như Đề tài nghiên cứu nguyên nhân gây chết nghêu, sò huyết và đề xuất các giải pháp khắc phục để phát triển bền vững nghề nuôi nghêu và sò huyết ở Bến Tre.

Đề tài thực hiện thành công đã góp phần hạn chế tình trạng nghêu chết hàng loạt trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Đề tài đánh giá những tác động của hoạt động khai thác nghêu đến cấu trúc quần thể trên các bãi triều ven biển tỉnh Bến Tre.

Đề tài nghiên cứu đánh giá những tác động của hoạt động khai thác nghêu đến các loài chim sinh sống và săn mồi tại khu vực bãi nghêu. Đề tài nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý nghề khai thác nghêu hiện nay từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đến các hợp tác xã. Nhìn chung, qua việc áp dụng tiêu chuẩn MSC, các tác động của môi trường được xác định và giảm thiểu.

Công tác quản lý nghề cá được thực hiện theo hướng tiếp cận dựa vào hệ sinh thái... Tuy nhiên, chứng nhận MSC đối với nghề quản lý khai thác nghêu tại Bến Tre chưa phát huy hiệu quả do thiếu nguồn nguyên liệu.

Kinh phí để đánh giá và giám sát hàng năm khá cao, phải huy động từ nhiều nguồn vốn (ngân sách nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp chế biến và hợp tác xã). Tỉnh chưa thành lập được cơ quan để quản lý thương hiệu nghêu. Thời gian thực hiện việc giám sát lần thứ 4, từ tháng 8 đến tháng 10-2013. Kinh phí cho lần giám sát này là 12.000USD.

Theo yêu cầu của cơ quan đánh giá (Intertek Moody Marine), quá trình tái đánh giá để cấp chứng nhận cho giai đoạn tiếp theo (2014-2019) sẽ được kết hợp với đợt đánh giá giám sát lần thứ 4. Thời gian tái đánh giá thực hiện từ tháng 8-2013 đến tháng 8-2014; tháng 9-2014 sẽ cấp chứng nhận mới cho giai đoạn tiếp theo (2014-2019).

Kinh phí giám sát định kỳ lần thứ 4 (năm 2013) sử dụng từ số tiền thu của các cơ sở thu mua (thu 100đ/kg), nếu không đủ các hợp tác xã cùng đóng góp theo tỷ lệ sản lượng nghêu thu hoạch của năm 2013.

Hiện nay, Sở NN-PTNT đang liên hệ với các tổ chức chứng nhận để mời tổ chức chứng nhận với chi phí thấp nhất để đánh giá tái chứng nhận trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để thống nhất kinh phí tái đánh giá chứng nhận, trên cơ sở phân tích về hiệu quả kinh tế của các bên tham gia đối với nghề nghêu Bến Tre, Sở NN-PTNT đề xuất phương án như sau: Kinh phí tái đánh giá chứng nhận do các doanh nghiệp chế biến đóng góp 50% và các hợp tác xã đóng góp 50%.

Kinh phí giám sát định kỳ hàng năm sử dụng từ số tiền thu của các cơ sở thu mua (thu 100đ/kg), nếu không đủ các hợp tác xã cùng đóng góp theo tỷ lệ sản lượng nghêu thu hoạch của năm giám sát.

Số tiền của các doanh nghiệp chế biến đóng góp theo tỷ lệ tổng sản lượng nghêu xuất khẩu mang thương hiệu MSC từ năm 2009 đến năm 2013. Số tiền của các hợp tác xã đóng góp theo tỷ lệ sản lượng nghêu thu hoạch của năm 2011, 2012 và 2013.

Nghề quản lý, khai thác nghêu Bến Tre được cấp chứng nhận MSC từ năm 2009. Quá trình đánh giá toàn diện và giám sát hàng năm được thực hiện như sau: khảo sát đánh giá toàn diện để cấp chứng nhận ngày 31-7 đến 4-8-2008, tại HTX Rạng Đông, Đoàn Kết, chi phí 70.000USD (cấp chứng nhận ngày 3-11-2009).

Giám sát hàng năm lần 1, từ ngày 1 đến 3-7-2010, chi phí 11.500USD. Giám sát lần 2, từ ngày 27 đến 29-10-2011, chi phí 12.500USD. Giám sát lần 3, từ ngày 9 đến 11-4-2013, chi phí 12.700USD. Giám sát lần 4 chi phí 12.000USD.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Hút Hàng, Tăng Giá Tôm Hút Hàng, Tăng Giá

Giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL liên tục tăng cao. Chiều 7-11, thương lái thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá từ 270.000- 280.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 230.000- 240.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 190.000 đồng/kg…

10/11/2013
Công Điện Của Thủ Tướng Chỉ Đạo Đối Phó Với Bão HaiYan Công Điện Của Thủ Tướng Chỉ Đạo Đối Phó Với Bão HaiYan

Hôm nay (9/11/2013), Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1850/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động đối phó với siêu bão số 14 (HaiYan).

10/11/2013
Nuôi Ngao Giá Ở Vân Đồn Nuôi Ngao Giá Ở Vân Đồn

Ngao giá là loại ngao từ lâu đã được bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhất là vùng Vân Đồn - Cô Tô khai thác theo hình thức tự nhiên với khối lượng lớn và được đánh giá là loại ngao có chất lượng ngon, nhiều thịt, có giá trị kinh tế cao. Vừa qua, Công ty TNHH Đỗ Tờ đã đưa vào nuôi thử nghiệm và sản xuất thành công giống ngao này. Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình nuôi giống ngao này cần được ngành chức năng xem xét, đánh giá hiệu quả.

10/11/2013
Tam Nông Trúng Giá Cá Lóc, Cá Tra, Tôm Càng Xanh Tam Nông Trúng Giá Cá Lóc, Cá Tra, Tôm Càng Xanh

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch cá lóc, cá tra, tôm càng xanh thương phẩm với niềm vui trúng mùa - trúng giá.

10/11/2013
Doanh Nghiệp Dần Doanh Nghiệp Dần "Thâu Tóm" Vùng Nuôi Cá Tra

Những năm gần đây, ngành cá tra ngày càng khó khăn mà nguyên nhân được chỉ ra là do thiếu liên kết giữa hai mắt xích quan trọng nhất là nông dân (ND) nuôi cá và doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu.

10/11/2013