Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chưa Phát Huy Hiệu Quả Tiêu Chuẩn MSC Cho Con Nghêu

Chưa Phát Huy Hiệu Quả Tiêu Chuẩn MSC Cho Con Nghêu
Ngày đăng: 26/05/2014

Nghề quản lý, khai thác nghêu Bến Tre được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn MSC từ tháng 11-2009. Sau khi được chứng nhận MSC, nghêu Bến Tre được nhiều nước trên thế giới quan tâm, do đó giá nghêu thương phẩm liên tục tăng cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển.

Giá nghêu tăng đáng kể, từ 13.900đ/kg (năm 2008), 17.585đ/kg (năm 2009), 22.300đ/kg (năm 2010), 29.750đ/kg (năm 2011), 35.250đ/kg (năm 2012), 23.250đ/kg (năm 2013).

Từ 2008 đến nay, giá nghêu nguyên liệu tại vùng nuôi nghêu của Bến Tre cao hơn nghêu nuôi tại tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh khoảng 5.000-10.000đồng/kg. Hiệu quả về xã hội, nâng cao nhận thức của người làm công tác quản lý cũng như nhận thức của xã viên các hợp tác xã, người nuôi nghêu về phát triển bền vững.

Hiệu quả về môi trường, để duy trì sản lượng nghêu, trong các năm qua tỉnh đã đầu tư thực hiện nhiều đề tài, dự án, trong đó có một số đề tài, dự án như Đề tài nghiên cứu nguyên nhân gây chết nghêu, sò huyết và đề xuất các giải pháp khắc phục để phát triển bền vững nghề nuôi nghêu và sò huyết ở Bến Tre.

Đề tài thực hiện thành công đã góp phần hạn chế tình trạng nghêu chết hàng loạt trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Đề tài đánh giá những tác động của hoạt động khai thác nghêu đến cấu trúc quần thể trên các bãi triều ven biển tỉnh Bến Tre.

Đề tài nghiên cứu đánh giá những tác động của hoạt động khai thác nghêu đến các loài chim sinh sống và săn mồi tại khu vực bãi nghêu. Đề tài nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý nghề khai thác nghêu hiện nay từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đến các hợp tác xã. Nhìn chung, qua việc áp dụng tiêu chuẩn MSC, các tác động của môi trường được xác định và giảm thiểu.

Công tác quản lý nghề cá được thực hiện theo hướng tiếp cận dựa vào hệ sinh thái... Tuy nhiên, chứng nhận MSC đối với nghề quản lý khai thác nghêu tại Bến Tre chưa phát huy hiệu quả do thiếu nguồn nguyên liệu.

Kinh phí để đánh giá và giám sát hàng năm khá cao, phải huy động từ nhiều nguồn vốn (ngân sách nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp chế biến và hợp tác xã). Tỉnh chưa thành lập được cơ quan để quản lý thương hiệu nghêu. Thời gian thực hiện việc giám sát lần thứ 4, từ tháng 8 đến tháng 10-2013. Kinh phí cho lần giám sát này là 12.000USD.

Theo yêu cầu của cơ quan đánh giá (Intertek Moody Marine), quá trình tái đánh giá để cấp chứng nhận cho giai đoạn tiếp theo (2014-2019) sẽ được kết hợp với đợt đánh giá giám sát lần thứ 4. Thời gian tái đánh giá thực hiện từ tháng 8-2013 đến tháng 8-2014; tháng 9-2014 sẽ cấp chứng nhận mới cho giai đoạn tiếp theo (2014-2019).

Kinh phí giám sát định kỳ lần thứ 4 (năm 2013) sử dụng từ số tiền thu của các cơ sở thu mua (thu 100đ/kg), nếu không đủ các hợp tác xã cùng đóng góp theo tỷ lệ sản lượng nghêu thu hoạch của năm 2013.

Hiện nay, Sở NN-PTNT đang liên hệ với các tổ chức chứng nhận để mời tổ chức chứng nhận với chi phí thấp nhất để đánh giá tái chứng nhận trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để thống nhất kinh phí tái đánh giá chứng nhận, trên cơ sở phân tích về hiệu quả kinh tế của các bên tham gia đối với nghề nghêu Bến Tre, Sở NN-PTNT đề xuất phương án như sau: Kinh phí tái đánh giá chứng nhận do các doanh nghiệp chế biến đóng góp 50% và các hợp tác xã đóng góp 50%.

Kinh phí giám sát định kỳ hàng năm sử dụng từ số tiền thu của các cơ sở thu mua (thu 100đ/kg), nếu không đủ các hợp tác xã cùng đóng góp theo tỷ lệ sản lượng nghêu thu hoạch của năm giám sát.

Số tiền của các doanh nghiệp chế biến đóng góp theo tỷ lệ tổng sản lượng nghêu xuất khẩu mang thương hiệu MSC từ năm 2009 đến năm 2013. Số tiền của các hợp tác xã đóng góp theo tỷ lệ sản lượng nghêu thu hoạch của năm 2011, 2012 và 2013.

Nghề quản lý, khai thác nghêu Bến Tre được cấp chứng nhận MSC từ năm 2009. Quá trình đánh giá toàn diện và giám sát hàng năm được thực hiện như sau: khảo sát đánh giá toàn diện để cấp chứng nhận ngày 31-7 đến 4-8-2008, tại HTX Rạng Đông, Đoàn Kết, chi phí 70.000USD (cấp chứng nhận ngày 3-11-2009).

Giám sát hàng năm lần 1, từ ngày 1 đến 3-7-2010, chi phí 11.500USD. Giám sát lần 2, từ ngày 27 đến 29-10-2011, chi phí 12.500USD. Giám sát lần 3, từ ngày 9 đến 11-4-2013, chi phí 12.700USD. Giám sát lần 4 chi phí 12.000USD.


Có thể bạn quan tâm

Nâng cấp và hiện đại hóa thủy lợi nội đồng để xây dựng nông thôn mới Nâng cấp và hiện đại hóa thủy lợi nội đồng để xây dựng nông thôn mới

Thạc sĩ Nguyễn Đình Vượng, Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, đã nghiên cứu thành công đề tài giúp nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi nội đồng, phục vụ phát triển các mô hình sản xuất nông - ngư nghiệp.

11/11/2015
Giúp nhà nông nâng cao sinh kế thích ứng BĐKH từ sản xuất lâm nghiệp Giúp nhà nông nâng cao sinh kế thích ứng BĐKH từ sản xuất lâm nghiệp

Ngày 11/11, Ban điều hành dự án thêm cây do tổ chức phi chính phủ trồng và khai thác rừng Đan Mạch (DDS) có buổi làm việc với Hội Nông dân Hà Tĩnh nhằm đánh giá kết quả thực hiện thời gian qua và triển khai nhiệm vụ thời gian tới.

11/11/2015
Nguy cơ gia tăng dịch bệnh trên gia súc gia cầm Nguy cơ gia tăng dịch bệnh trên gia súc gia cầm

Chỉ vài tháng gần đây, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm đã xuất hiện trên đàn gia súc, gia cầm tại một số địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh.

11/11/2015
Kỳ Anh chọn khâu đột phá để sớm thành huyện nông thôn mới Kỳ Anh chọn khâu đột phá để sớm thành huyện nông thôn mới

Trên cơ sở kế thừa những kết quả đạt được trong quá trình triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã xây dựng chiến lược, chọn khâu đột phá để hiện thực hóa mục tiêu sớm trở thành huyện NTM.

11/11/2015
Nông dân Bà Rịa Vũng Tàu học hỏi kinh nghiệm tại Hà Tĩnh Nông dân Bà Rịa Vũng Tàu học hỏi kinh nghiệm tại Hà Tĩnh

Chiều 10/11, đoàn đại biểu nông dân tiêu biểu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm trong SX-KD tại Hà Tĩnh.

11/11/2015