Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chưa Nhiều Sản Phẩm Chế Biến Từ Thanh Long

Chưa Nhiều Sản Phẩm Chế Biến Từ Thanh Long
Ngày đăng: 28/11/2014

Bình Thuận có diện tích thanh long lớn nhất cả nước với sản lượng thu hoạch hàng năm trên 500.000 tấn. Cây thanh long đã trở thành cây “làm giàu”, tạo việc làm cho hàng vạn lao động sản xuất, sơ chế, đóng gói và chế biến sản phẩm từ trái thanh long.

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường tiêu thụ chủ yếu là trái tươi, lượng thanh long đưa vào chế biến ra các sản phẩm khác không đáng kể. Tại một số tỉnh, thành phố có trồng thanh long như: Long An, Tiền Giang, Đồng Nai... người nông dân và các doanh nghiệp bước đầu cũng đã nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ trái thanh long để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Chẳng hạn như: Công ty công nghệ thực phẩm Nhật Hồng, TP Hồ Chí Minh  sản xuất lô hàng nước giải khát thanh long ruột đỏ đầu tiên, dạng nước ngọt – si rô không có ga. Bà Lê Thị Tú Anh ở TP. Hồ Chí Minh bỏ gần 10 tỷ đồng làm thanh long sấy chân không cấp đông.

Tại Bình Thuận, doanh nghiệp tiên phong chế biến sản phẩm từ trái thanh long là Công ty TNHH Rồng Xanh (Khu công nghiệp Phan Thiết). Đây là doanh nghiệp đầu tiên tiếp nhận đề tài “Đa dạng hóa sản phẩm từ trái thanh long”. Doanh nghiệp đã thực hiện dự án “Đầu tư trang thiết bị và chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ trái thanh long” với tổng số vốn đầu tư 23,578 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ có thu hồi là 4,655 tỷ đồng.

Đến nay, các dòng sản phẩm đã được sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ. Trong đó, có 3 dòng sản phẩm được sản xuất và kinh doanh trên thị trường là nước ép thanh long - nha đam với quy mô sản xuất 105.000 chai/ tháng; nước ép thanh long - dừa và thanh long chanh có quy mô sản xuất 45.000 sản phẩm/tháng.

Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn về vốn để duy trì và phát triển. Hợp tác xã Phan Long  tại xã Tiến Lợi (Phan Thiết) hiện đang đầu tư máy móc và sản xuất thử nghiệm sản phẩm “thanh long sấy khô” với công suất 120 tấn/năm. Hợp tác xã đang lập đề án xin hỗ trợ kinh phí mua sắm máy móc thiết bị từ nguồn kinh phí khuyến công để đưa vào sản xuất đại trà sản phẩm này.

Bà Hồ Thị Bạch Hoàng ở phường Đức Nghĩa (Phan Thiết) đã mở ra một hướng đi mới để đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ trái thanh long Bình Thuận. Sản phẩm sirô thanh long ruột đỏ và búp (nụ) thanh long muối do chính tay bà chế biến cũng đã được bán thử trên thị trường. 

Thanh long Bình Thuận hàng năm thu hoạch với sản lượng lớn, nhưng sản phẩm chế biến từ trái thanh long chưa nhiều.

Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71562


Có thể bạn quan tâm

Giúp xã viên tăng giá trị trồng lúa 1,3 lần Giúp xã viên tăng giá trị trồng lúa 1,3 lần

Nhờ mô hình ưu việt mà HTX Nông nghiệp Bình Định (huyện Kiến Xương, Thái Bình) giá trị lợi nhuận trồng lúa toàn xã đã tăng thêm 3,6 tỷ đồng so với trước đây. Bình Định luôn dẫn đầu năng suất lúa của huyện, đạt bình quân 13,5 tấn/ha/năm.

27/09/2015
Tiếp vốn phát triển nghề trồng quất cảnh Tiếp vốn phát triển nghề trồng quất cảnh

Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) TP.Hà Nội đã đầu tư giúp nhiều hộ ND xã Tàm Xá, huyện Đông Anh phát triển, mở rộng nghề trồng quất cảnh- một trong những thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ngoại thành.

27/09/2015
Chăn nuôi gia cầm sống khỏe với TPP Chăn nuôi gia cầm sống khỏe với TPP

Manh mún, giá cao, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh... là những “bệnh” cố hữu mà nếu ngành chăn nuôi gia cầm không khắc phục sẽ rất “khó sống” khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.

27/09/2015
Giống lúa lai F1 sản lượng vượt mốc 6.000 tấn Giống lúa lai F1 sản lượng vượt mốc 6.000 tấn

Đó là thông tin được TS Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết tại Hội nghị sơ kết sản xuất hạt giống lúa lai F1 và nhân dòng giống bố mẹ năm 2015, tổ chức ở Nam Định ngày 24.9.

27/09/2015
Thiếu trầm trọng cây giống sạch bệnh Thiếu trầm trọng cây giống sạch bệnh

Để giúp nhà vườn ở khu vực ĐBSCL kịp thời phòng, chống dịch hại trên cây ăn trái, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) vừa phối hợp Sở NNPTNT Tiền Giang tổ chức hội nghị chuyên đề “Một số giải pháp phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái vùng ĐBSCL”.

27/09/2015