Chưa Nhiều Sản Phẩm Chế Biến Từ Thanh Long

Bình Thuận có diện tích thanh long lớn nhất cả nước với sản lượng thu hoạch hàng năm trên 500.000 tấn. Cây thanh long đã trở thành cây “làm giàu”, tạo việc làm cho hàng vạn lao động sản xuất, sơ chế, đóng gói và chế biến sản phẩm từ trái thanh long.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường tiêu thụ chủ yếu là trái tươi, lượng thanh long đưa vào chế biến ra các sản phẩm khác không đáng kể. Tại một số tỉnh, thành phố có trồng thanh long như: Long An, Tiền Giang, Đồng Nai... người nông dân và các doanh nghiệp bước đầu cũng đã nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ trái thanh long để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Chẳng hạn như: Công ty công nghệ thực phẩm Nhật Hồng, TP Hồ Chí Minh sản xuất lô hàng nước giải khát thanh long ruột đỏ đầu tiên, dạng nước ngọt – si rô không có ga. Bà Lê Thị Tú Anh ở TP. Hồ Chí Minh bỏ gần 10 tỷ đồng làm thanh long sấy chân không cấp đông.
Tại Bình Thuận, doanh nghiệp tiên phong chế biến sản phẩm từ trái thanh long là Công ty TNHH Rồng Xanh (Khu công nghiệp Phan Thiết). Đây là doanh nghiệp đầu tiên tiếp nhận đề tài “Đa dạng hóa sản phẩm từ trái thanh long”. Doanh nghiệp đã thực hiện dự án “Đầu tư trang thiết bị và chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ trái thanh long” với tổng số vốn đầu tư 23,578 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ có thu hồi là 4,655 tỷ đồng.
Đến nay, các dòng sản phẩm đã được sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ. Trong đó, có 3 dòng sản phẩm được sản xuất và kinh doanh trên thị trường là nước ép thanh long - nha đam với quy mô sản xuất 105.000 chai/ tháng; nước ép thanh long - dừa và thanh long chanh có quy mô sản xuất 45.000 sản phẩm/tháng.
Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn về vốn để duy trì và phát triển. Hợp tác xã Phan Long tại xã Tiến Lợi (Phan Thiết) hiện đang đầu tư máy móc và sản xuất thử nghiệm sản phẩm “thanh long sấy khô” với công suất 120 tấn/năm. Hợp tác xã đang lập đề án xin hỗ trợ kinh phí mua sắm máy móc thiết bị từ nguồn kinh phí khuyến công để đưa vào sản xuất đại trà sản phẩm này.
Bà Hồ Thị Bạch Hoàng ở phường Đức Nghĩa (Phan Thiết) đã mở ra một hướng đi mới để đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ trái thanh long Bình Thuận. Sản phẩm sirô thanh long ruột đỏ và búp (nụ) thanh long muối do chính tay bà chế biến cũng đã được bán thử trên thị trường.
Thanh long Bình Thuận hàng năm thu hoạch với sản lượng lớn, nhưng sản phẩm chế biến từ trái thanh long chưa nhiều.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71562
Có thể bạn quan tâm

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ (gọi tắt là Công ty Lâm nghiệp Ba Tơ) là một trong số rất ít đơn vị lâm nghiệp ở tỉnh ta đang trên đà làm ăn phát triển nhờ sản xuất kinh doanh đất rừng đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, toàn huyện Châu Thành có hơn 5.000 ha thanh long, trong đó có khoảng 2.000 ha diện tích đang cho trái. Theo dự kiến đến năm 2020, diện tích thanh long toàn huyện sẽ nâng lên 8.000 ha với năng suất bình quân từ 75.000-80.000 tấn/năm.

Theo dự thảo, Nhà nước sẽ đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại 1, khu neo đậu tránh trú bão, trạm bờ và các thiết bị đầu cuối lắp trên tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần ở vùng biển xa bờ, hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản,…

Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa xuất khẩu được 29.500 tấn thủy sản, trị giá 195 triệu USD kim ngạch, tăng 27% về số lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Hơn chục năm nay, cuôc chiến giữa những người khai thác tự nhiên và các hộ nuôi trồng thủy sản vùng triều khu vực bãi Đai, xã Vạn Ninh, TP Móng Cái (Quảng Ninh) chưa bao giờ dứt.