Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chưa Có Lối Ra Bền Vững Cho Cây Dong Riềng

Chưa Có Lối Ra Bền Vững Cho Cây Dong Riềng
Ngày đăng: 06/10/2014

Cây dong riềng gắn bó với người dân Bắc Kạn từ lâu đời nhưng mới chỉ trở thành cây mũi nhọn xóa đói giảm nghèo từ năm 2011.

Cuối tháng 9, giá bột dong riềng tại Bắc Kạn đã tăng thêm khoảng 6.000 đ/kg, giá củ dong tươi tại các vườn cũng đang nhích lên từng ngày, các thương lái đặt mua với giá 1.600 đ/kg, nhiều nông dân cảm thấy tiếc vì năm nay không trồng...

Cây dong riềng gắn bó với người dân Bắc Kạn từ lâu đời. Nhưng, mới chỉ trở thành cây mũi nhọn xóa đói giảm nghèo từ năm 2011, khi chính quyền nơi đây có lộ trình cho nông dân mở rộng diện tích. Từ kết quả mấy năm đầu có chính sách khuyến khích, nông dân Bắc Kạn thấy có lãi cao, đã mở rộng diện tích từ khoảng 500 ha, lên 3.000 ha vào năm 2013.

Khi diện tích dong riềng tại Bắc Kạn nhanh chóng mở rộng, rồi khắp các huyện đều có nhà máy, cơ sở chế biến củ dong riềng, dẫn đến tình trạng giá cả lúc cao, lúc thấp, lắm lúc lại không có ai mua. Để bảo vệ quyền lợi nông dân, chính quyền Bắc Kạn đã ban hành chính sách "buộc" phải có cam kết giữ từng cơ sở chế biến với người trồng dong riềng.

Theo cam kết, giá mua củ dong riềng năm 2013 đối với nông dân không dưới 1.300 đ/kg. Tuy nhiên lúc chính vụ, nhiều cơ sở chế biến vin đủ lý do để không mua, dẫn tới có lúc giá giảm xuống 300đ/kg vẫn không có người mua.

Vì xác định dong riềng là cây xóa nghèo, nên những hộ đăng ký trồng theo chủ trương của tỉnh Bắc Kạn sẽ được hỗ trợ tiền mua giống, còn hộ nghèo thì được cấp miễn phí giống.

Còn số tiền mua phân bón, công làm đất và chăm sóc, phun thuốc trừ sâu... là những khoản lớn, các hộ trồng dong riềng phải tự vay mượn đầu tư. Chính vì vậy, khi củ dong riềng mất giá, nhiều hộ  ở các huyện Bạch Thông, Ba Bể, Na Rì đã bỏ không thu hoạch hàng chuc hecta dong riềng, vì bán không đủ tiền trả công.

Ông Mã Văn Kiểm, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) cho biết, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo nên được miễn tiền mua mầm giống. Nhưng, năm ngoái khi trồng xong 2 ha dong riềng, ông đã phải vay ngân hàng 4 triệu đồng để mua phân bón, thuê nhân công làm đất. Khi thu hoạch, củ dong ế ẩm, không có người thu mua, nên ông phải ôm thêm món nợ ngân hàng, không biết đến khi nào mới có tiền trả.

"Chỉ vì năm 2013 mất giá, nên sang vụ dong riềng năm 2014, chúng tôi có vận động thế nào người dân cũng không hưởng ứng, họ chuyển sang trồng các loại cây lương thực khác nên giá lại tăng...", ông Sầm Văn Kinh, chủ tịch xã Mỹ Phương phân trần.

Theo bà Đặng Thị Anh Thơ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Ba Bể: Năm 2013, huyện Ba Bể trồng được 770 ha, năng suất đạt 65 tấn/ha. Chính vì giá cả năm ngoái xuống quá thấp khi vào vụ thu hoạch rộ, nên bà con chán nản không phát triển tiếp. Năm nay cả huyện chỉ trồng được 176 ha, thì dong riềng lại được giá, nhiều hộ tiếc rẻ.

Có một thực tế ở Bắc Kạn là, hầu hết những hộ nghèo, cận nghèo đều muốn vươn lên thoát nghèo bằng cây dong riềng. Song, do các địa phương không kiểm soát được quy hoạch, để bà con phát triển ồ ạt, diện tích tăng qúa nhanh vào năm 2013,  trong khi đó các cơ sở chế biến tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu bao tiêu sản phẩm, nên giá cả xuống thấp, nhiều hộ trồng dong riềng thua lỗ.

“Nếu như giá dong riềng cứ ổn định từ 1.200 - 1.500 đ/kg như mọi năm, trồng dong riềng có lãi trên 60 triệu đ/ha, thì đúng là cây xóa đói giảm nghèo”, ông Đặng Văn Sơn - Phó giám đốc sở NN&PTNT Bắc Kạn khẳng định.

Theo số liệu của các cơ quan chức năng, Bắc Kạn có trên 150 cơ sở chế biến củ dong, đủ năng lực bao tiêu cho 1.700 ha dong riềng lúc chính vụ. Thế nhưng, năm 2014 cả tỉnh Bắc Kạn mới trồng được khoảng 800 ha, bằng 1/2 so với năm 2013. Vì vậy giá củ dong riềng và bột dong tăng là điều dễ hiểu.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Cam Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.

14/06/2013
Nuôi Heo Rừng Sinh Sản - Hướng Đi Mới Cho Nhiều Nông Dân Nuôi Heo Rừng Sinh Sản - Hướng Đi Mới Cho Nhiều Nông Dân

Mô hình kinh tế trồng rừng và nuôi heo rừng sinh sản của gia đình chị Đoàn Thị Thanh Hải và anh Võ Ngọc Thương ở vùng đồi núi cao huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam dù là một hướng thử nghiệm mới nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho nhiều nông dân tại địa phương phát triển kinh tế trang trại.

14/06/2013
Chủ Động Phòng Ngừa Dịch Bệnh Trong Suốt Quá Trình Nuôi Tôm Chủ Động Phòng Ngừa Dịch Bệnh Trong Suốt Quá Trình Nuôi Tôm

Dịch bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện, gây thiệt hại cho người nuôi ngay từ đầu vụ tôm xuân hè 2013. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch lại gặp nhiều khó khăn, nguy cơ dịch bệnh có thể lan ra diện rộng. Phóng viên Báo Hà Tĩnh có cuộc trao đổi với bà Đặng Thị Thu Hoàn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh về vấn đề này.

15/06/2013
Phát Triển Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Phát Triển Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Trà Vinh cho biết: Trước tình hình nuôi tôm sú gặp khó khăn do ảnh hưởng của hội chứng hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng… vụ tôm 2013 nhiều hộ mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng.

15/06/2013
Gà Siêu Trứng Cho “Siêu Lãi” Gà Siêu Trứng Cho “Siêu Lãi”

Gia đình chị Phan Thị Thùy (thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) giờ đây đã có cơ ngơi khang trang nhờ nuôi gà siêu trứng, với thu nhập 150 triệu đồng/năm.

15/06/2013