Chưa Có Hộ Nuôi Cá Tra Nào Đạt Chứng Nhận ASC

WWF cùng với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Mục tiêu của dự án này là đến năm 2020 ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam trở thành ngành bền vững với môi trường. Đây là nhưng tiêu chí cơ bản nằm trong bộ tiêu chuẩn ASC.
Ông Ngô Tiến Chương, Điều phối viên chương trình thủy sản của Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam trong chuyến làm việc, khảo sát các cơ sở nuôi cá tra và chế biến thức ăn thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL trong khuôn khổ dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)” cho biết, hiện nay cả nước đã có 30 vùng nuôi cá tra của các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu đạt chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council) nhưng chưa có hộ nuôi cá tra riêng lẻ nào đạt được chứng nhận này.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc sản xuất và đạt chứng nhận ASC đòi hỏi nguồn kinh phí quá lớn. Cụ thể, đối với trại nuôi cá tra diện tích khoảng 4 ha, chỉ phần chi phí thuê tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật đã tốn 10.000- 15.000 USD tùy theo điều kiện thực tế. Tiếp theo đó, người nuôi cá phải tốn thêm phần chi phí từ 3.500-4.500 USD để thực hiện khâu chứng nhận. Hơn nữa, người nuôi cá phải đầu tư một phần chi phí đáng kể để cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng ao nuôi theo tiêu chuẩn ASC. Trong khi đó, hiện nay vẫn chưa có sự khác biệt lớn giữa cá tra đạt chứng nhận ASC với những sản phẩm khác.
Theo ông Chương, hiện nay nhiều nhà bán lẻ cá tra tại thị trường EU đang có xu hướng nhập khẩu, phân phối các sản phẩm cá tra đạt chứng nhận ASC. Do đó, việc xây dựng các trang trại nuôi cá tra đạt chứng nhận ASC là cần thiết để đưa các sản phẩm cá tra vào thị trường khó tính này. Đối với những hộ nuôi cá nhỏ lẻ, muốn đạt được chứng nhận này điều cần thiết là phải liên kết lại với nhau thành vùng nuôi lớn và có tiềm lực kinh tế mạnh.
Vừa qua, WWF cùng với Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Mục tiêu của dự án này là đến năm 2020 ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam trở thành ngành bền vững với môi trường, kinh tế và xã hội và đây là nhưng tiêu chí cơ bản nằm trong bộ tiêu chuẩn ASC.
Khi dự án kết thúc sẽ có ít nhất 70% công ty nuôi trồng có quy mô lớn và vừa, 30% nhà máy sản xuất thức ăn độc lập chủ động cam kết thực hiện theo ASC và có ít nhất 50% các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm bền vững tuân thủ tiêu chuẩn ASC vào thị trường Châu Âu và những thị trường khác. Riêng đối với những hộ nuôi nhỏ lẻ, dự án SUPA không đề cập đến nhưng việc áp dụng tiêu chuẩn ASC là tự nguyện.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, nông dân Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: chanh dây ở xã Nghĩa An, cam sành ở xã Sơn Lang và cây vải thiều ở xã Đông. Riêng cây vải thiều được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế hiện đang được bà con mở rộng diện tích khá nhiều.

Vụ xuân năm nay, huyện Tân Yên (Bắc Giang) trồng gần 1.700 ha lạc tập trung chủ yếu ở các xã: Phúc Hòa, Việt Lập, Quế Nham...

Thời gian qua, Đồng Nai thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, có những dự án phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, chế biến để xuất khẩu những “siêu giống” mới có lợi thế vượt trội so với các giống truyền thống, như: cây siêu cao lương, cây cỏ Cực Đông số 6…

Ngày 26/5, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng cho biết, diện tích cà chua trong toàn tỉnh Lâm Đồng bị sâu xanh gây hại đang có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, cả tỉnh có 471ha cà chua bị sâu xanh gây hại - tăng 71ha so với tuần trước, tỷ lệ hại từ 2,5% - 20%.

Bao đời nay, cây tỏi đã gắn liền với cuộc sống của bà con thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Dù còn nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn yêu nghề, giữ nghề và có một khát khao cháy bỏng là được mang sản phẩm chất lượng này tới người tiêu dùng trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.