Chữa cháy cho vụ tôm mùa nước nổi

Đã qua tháng 7 âm lịch nhưng nước lũ từ đầu nguồn vẫn chưa về hạ nguồn như những năm qua khiến cho bà con đầu nguồn lũ ở Đồng Tháp mỏi mòn chờ đợi. Riêng đối với nhiều hộ nuôi tôm mùa lũ thì đang đứng ngồi không yên… bởi lượng tôm nuôi trong ao ngày một lớn.
Nếu mùa nước nổi không như kỳ vọng thì sẽ thiệt hại đôi đường cho cư dân vùng lũ.
Đến thăm ruộng cũng là ao nuôi tôm của gia đình ông Nguyễn Văn Cấy ngụ xã Bình Thạnh thị xã Hồng Ngự, hơn 1 ha đất ruộng mà ông dự định nuôi tôm mùa nước nổi đã được chuẩn bị sẵn sàng và chỉ chờ nước lên.
Tại khu vực đất này đã được ông đăng ven bằng lưới chuẩn bị hơn 1 tháng nay. Thế nhưng, trên ruộng vẫn chưa có nước khiến cho ông hết sức lo lắng. Với đặc thù nuôi tôm mùa nước nên đa số hộ dân nơi đây đều chuẩn bị đồng cho vụ nuôi. Bên cạnh đó khi đồng không có nước, tôm ngày một lớn nhưng diện tích dưới ao quá hẹp ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của tôm.
Trước những khó khăn đặt ra trong vụ nuôi mùa nước nổi, giải pháp trước mắt mà Phòng Kinh tế thị xã Hồng Ngự chủ động hỗ trợ người nuôi là mở lớp tập huấn ứng phó khi nước chưa về nhằm trang bị thêm kiến thức về xử lí nguồn nước, xử lí đáy ao và chăm sóc cho tôm trong khi chờ nước lên.
Tôm nuôi mùa nước nổi năm nay đang gặp nhiều khó khăn do nước còn quá thấp.
Những kiến thức từ các nhà khoa học được kỳ vọng sẽ giúp cho nhiều hộ nuôi kịp thời ứng phó với các vấn đề phát sinh đối với ao nuôi của mình. Dễ nhận thấy nhất là khi không có nước, mật số tôm nuôi trong ao tăng cao do đó nguồn nước dễ bị nhiễm bẩn, làm phát sinh mầm bệnh cho tôm.
Anh Nguyễn Văn Bừa, Xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự cho biết, giảng viên trường đại học Cần Thơ đã hướng dẫn bà con làm thêm tầng lưới để tôm ở tầng giữa để chủ động nuôi tôm theo mô hình khép kín, chứ không trông chờ lũ về như trước đây.
Qua tập huấn, nhiều hộ đã áp dụng trên ao nuôi của mình và bước đầu mang lại hiệu quả. Hiện, một số nông dân trên địa bàn xã Bình Thạnh đã liên kết để lắp đặt cống dẫn nước vào ruộng để giúp tôm nuôi trong thời gian này. Dù biết là chi phí đầu tư cao nhưng đây được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm tránh một vụ mùa thất bát.
Về phía ngành chuyên môn ở địa phương cũng đã nhận thấy được khó khăn đối với các hộ nuôi tôm. Chính vì thế, trong thời gian qua cũng đã hỗ trợ chi phí cho nông dân lên đê bao lửng cho tôm khi lũ rút. Tuy nhiên, số lượng cũng còn hạn chế. Còn năm nay khác với mọi năm, mùa nước nổi vẫn chưa thấy tăm hơi nên nhiều hộ dù có đê bao lửng cũng không khác gì không có.
Ông Nguyễn Huấn, Phó Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Hồng Ngự cho biết, người dân đã nhận thức được vấn đề chăm sóc tôm với mật độ cao trong ao, giúp cho quá trình tăng trưởng của tôm. Tuy nhiên, vấn đề này mang tính chất chữa cháy, tạm thời. Về lâu dài, theo ông Huấn, cần phải tuyên truyền cho người dân nuôi tôm phải lên đê bao lửng hoàn toàn thì mới nuôi bền vững được.
Hiện trên địa bàn thị xã Hồng Ngự diện tích nuôi tôm mùa nước nổi đã giảm chỉ còn hơn 70 ha. Trong số này chỉ có gần 50% diện tích thả nuôi có đê bao lửng. Số còn lại vẫn trông chờ vào con nước nổi hàng năm.
Thực tế cho thấy, với nhiều hộ nuôi vùng đầu nguồn như ở Đồng Tháp thì việc thả tôm mùa nước nổi không còn là một lợi thế mà nó đã trở thành những mùa vụ mang tính rủi ro cao./.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê chưa đầy đủ, ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (tỉnh Trà Vinh), hiện có gần 3000 hộ dân đang tiếp tục thả nuôi tôm sú lấp vụ trở lại (vụ 2), trên diện tích nuôi bị thiệt hại trước đây, với khoảng 250 triệu con tôm sú, trên 3.200 ha.

Gần đây, tại vùng ven TP.HCM có khá nhiều người từ các vùng quê lên Sài Gòn để làm... nông dân. Họ dựng chòi, quây bạt sống thành xóm nhỏ nằm gần những cánh đồng lúa, ruộng hoa màu... sát bên những dãy nhà cao tầng.

Kinh nghiệm của Ấn Ðộ trong việc dùng kết hợp hai hệ thống sục khí trong cùng một ao nuôi tôm đã làm tăng đều lượng ôxy trong toàn ao nuôi, giảm dịch bệnh và nâng cao sản lượng

Ngày 13/6/2012, Bộ NNPTNT ban hành Công văn số 1787/BNN-QLCL về việc tăng cường kiểm soát Ethoxyquin trong sản xuất kinh doanh thủy sản và thức ăn thủy sản.

trồng Muoi, muoi đông cô, muoi dong co, nghe trong muoi , trong muoi huong, nuoi trong muoi , ki thuat trong muoi , mo hinh trong muoi , phuong phap trong muoi , cach trong muoi