Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá lóc

Chú Ý Khi Nuôi Cá Lóc Con Và Cá Lóc Thịt

Chú Ý Khi Nuôi Cá Lóc Con Và Cá Lóc Thịt
Ngày đăng: 31/01/2012

Căn cứ vào tính ăn của cá lóc có thể nuôi ghép với cá nuôi như cá mè, trôi, chép, trắm cỏ, rô phi, diếc để khống chế mật độ của những loài cá tạp và những cá sinh đẻ nhiều như cá rô phi, cá diếc nhằm đảm bảo thức ăn cho các loài cá kinh tế chủ yếu, cải tạo và nâng cao sức sản xuất các vùng nước. Tuy vậy, khi nuôi, cần tính cẩn trọng chú ý tỉ lệ, mật độ, kích cỡ cá thả.

Nuôi cá lóc con

Trước khi nuôi cá lóc phải dọn tẩy ao sạch sẽ để cho sinh vật phù du phát triển mạnh mới thả cá bột vào ao. Mật độ ương 5-10 vạn con/mẫu. Sau khi thả 7-8 ngày chưa cần cho cá ăn, sau đó một mặt vừa bón phân vào ao, mặt khác vớt động vật phù du bổ sung vào cho cá ăn (3-4 kg động vật phù du cho một vạn cá). Nuôi như vậy 18-20 ngày thấy cá có màu vàng, trên thân xuất hiện vảy, sau đó chuyển sang màu đen, thân dài 3-6cm, tỉ lệ sống khoảng 60-65%, nuôi tiếp 20 ngày nữa cá đạt 6cm, lúc này bắt đầu cho cá ăn tôm, tép, cá con hay thức ăn chế biến có đạm cao. Nuôi trong 2 tháng cá đạt cỡ 9-12cm thành cá giống đưa ra ao lớn nuôi thành cá thịt.

Nuôi cá thịt ở ao

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nuôi thử nghiệm cá lóc với cá rô phi (dùng cá rô phi làm thức ăn cho cá lóc).

Diện tích ao: 35m2.

Độ sâu: 70-80cm.

Mật độ thả: 0,5-1con/m2.

Qua 4 tháng nuôi cỡ cá lóc 80-100g/con, lớn được 350g/con. Tính ra cứ 4 kg cá rô phi con được 1kg cá lóc thịt.

Nuôi cá lóc ghép với cá nuôi khác

Diện tích ao: 200m2. Trên bờ ao bằng phên nứa cao 0,4m, thả bèo tây chiếm 5% diện tích ao nuôi. Nuôi ghép cá lóc với cá mè, trôi, chép, rô phi, diếc. Thức ăn bằng phân lợn ủ, mỗi tuần bón 2 lần. Mỗi lần 0,1-0,15kg/m3 nước.

Kết quả qua 3 tháng nuôi sản lượng nuôi ghép cá lóc tốt hơn ao nuôi khác và khống chế được sự sinh sản của cá rô phi, cá diếc, chưa thấy ảnh hưởng đến sinh trưởng cá khác. Tốc độ lớn của các loài cá nuôi trong ao là: cá lóc 147g/con, cá mè 120g/con, cá trôi 40g/con, cá rô phi 70g/con.


Có thể bạn quan tâm

Máy phát vi điện tử giúp ngăn chặn cá nuôi thoát ra ngoài Máy phát vi điện tử giúp ngăn chặn cá nuôi thoát ra ngoài

Máy phát âm thanh vi điện tử được cấy vào dạ dày của cá tráp và cá mú nuôi giúp một nhóm các nhà khoa học Tây Ban Nha nghiên cứu hành vi của loài cá này và ngăn chặn sự trốn thoát của chúng.

22/04/2016
Kinh nghiệm nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm Kinh nghiệm nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm

Mô hình nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm. Để giúp cho bà con nông dân chủ động hơn trong quá trình thực hiện mô hình này, xin khuyến cáo một số khâu kỹ thuật

04/04/2017
Bệnh gan thận mủ trên cá lóc Bệnh gan thận mủ trên cá lóc

Hiện nay, bắt đầu vào mùa mưa, nhiệt độ nước thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều mầm bệnh phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh gan, thận có mủ.

30/10/2017
Kỹ thuật sinh sản và nuôi thương phẩm cá lóc Kỹ thuật sinh sản và nuôi thương phẩm cá lóc

Nuôi cá lóc có thể đầu tư ở các mức độ khác nhau, không nhất thiết cần nhiều diện tích; người nuôi có thể đầu tư ở mức độ sản xuất

06/11/2017
Nuôi cá lóc trong vèo lưới cho hiệu quả năng suất cao Nuôi cá lóc trong vèo lưới cho hiệu quả năng suất cao

Mô hình nuôi cá lóc công nghiệp thâm canh trong vèo lưới cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.Nuôi cá lóc trong vèo lưới cho hiệu quả năng suất cao

09/11/2017