Chú trọng vai trò các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình

Đến nay, trên địa bàn huyện có 3 HTX dịch vụ nông nghiệp gồm: HTX Thống Nhất sản xuất cung ứng cây giống, HTX Trung Thành dịch vụ nông nghiệp và HTX Chúc Thanh dịch vụ cây, con giống; 11 HTX chế biến nông, lâm sản; tiêu biểu như HTX Xuân Mai, Cao Nguyên. Ngoài ra, còn 29 HTX hoạt động trong các lĩnh vực khác.
Để các HTX nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động; huyện Quang Bình đã thống kê, rà soát số lượng HTX hiện có trên địa bàn để kiện toàn, củng cố lại theo Luật HTX năm 2012. Đồng thời phối hợp vận động liên doanh, liên kết sản xuất giữa các HTX với nhau và với các thành phần kinh tế khác để mở rộng đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX ổn định và có hiệu quả. Ban quản trị HTX năng động, sang tạo, nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của thị trường, đảm bảo đầu ra tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho xã viên. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Quang Bình năm 2014 đạt trên 16 triệu đồng/người/năm, lương thực bình quân đầu người đạt trên 600 kg/người/năm.
HTX Thống Nhất (thôn Nà Tho, xã Tân Bắc) là một điển hình trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhiệm vụ chính của HTX là sản xuất, cung ứng cây giống. Bắt đầu hoạt động từ năm 2004 đến nay, trung bình mỗi năm HTX đưa ra thị trường từ 100 – 200 vạn cây giống các loại: chè shan tuyết, keo, mỡ, bồ đề, quế, trám lùn, cam ghép,...
Ông Nguyễn Đình Trá, Chủ nhiệm HTX Thống Nhất cho biết: “Trước kia, tôi là công nhân lâm nghiệp, tích lũy được một số kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây giống. Do thấy nhu cầu đòi hỏi về cây giống nông, lâm nghiệp của địa phương, đáp ứng yêu cầu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; đồng thời, tạo nguồn nguyên liệu tập trung cho các HTX, xưởng chế biến chè, ván ép, gỗ tiêu dùng và tạo việc làm cho người lao động tại địa phương, nên tôi đã mạnh dạn đứng ra thành lập HTX này. Cây giống của HTX luôn đảm bảo uy tín, chất lượng, đã tạo được sự tin tưởng trong bà con nhân dân, nguồn ra là các HTX, phân xưởng chế biến gỗ, chè nên bà con không lo thiếu nguồn tiêu thụ.
Không chỉ cung cấp cây giống cho bà con nhân dân trong xã, các dự án của huyện, mà HTX còn nhận được nhiều đơn đặt hàng từ khắp các huyện trong tỉnh như: Bắc Quang, Xín Mần,.. và các tỉnh khác như Quảng Ninh, Lào Cai”. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, tổng thu nhập của HTX Thống Nhất đạt trên 1 tỷ đồng/ năm, đảm bảo việc là cho hơn 10 công nhân thường xuyên và 40 công nhân thời vụ (3 – 4 tháng cuối năm) với mức lương trung bình 3 triệu đồng/người/ tháng. Hiện tại, vườn ươm của HTX đang tập trung trồng 13 vạn cây cam ghép tiêu chuẩn VietGap theo dự án cam sạch của huyện Quang Bình năm 2015, dự kiến nếu thành công thì thu nhập năm nay của HTX sẽ gấp 3, 4 lần (khoảng từ 3 – 4 tỷ đồng).
Anh Tăng Trung In, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ vay vốn và giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động của các HTX, đặc biệt là các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp. Đồng thời UBND huyện đang chỉ đạo triển khai một số chương trình, dự án trồng rừng, trồng cam ghép tạo thương hiệu cam Quang Bình và trồng chè theo hướng VietGap tại xã Xuân Minh, sản xuất chè hữu cơ ở xã Tiên Nguyên”.
Đến Quang Bình hôm nay, trải rộng trước mắt tôi là những đồng lúa, nương ngô xanh, xen lẫn những ngôi nhà khang trang, hiện đại, đời sống của người dân nơi đây đang thay da đổi thịt từng ngày nhờ phong trào phát triển các loại hình HTX sản xuất nông, lâm nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Không cần lặn lội đi xa mới mua được con giống vì ở trong tỉnh Quảng Ngãi đã có nơi cung ứng giống cá này. Thức ăn “xanh” cho cá chủ yếu là cỏ và lá mì có sẵn ở địa phương. Vật liệu làm lồng nuôi chỉ bằng tre… Nhiều hộ nuôi cá trắm cỏ đã tận dụng lợi thế, khai thác được con nước sông Trà Khúc chảy qua địa phương để phát triển kinh tế.

Loại cá sấu được các cơ sở ở Đồng Nai nuôi đều là cá sấu nước ngọt. Nguồn giống phần lớn được mua từ miền Tây, sau 1,5 - 2 năm nuôi cá sấu đạt 20 - 30 kg/con là xuất chuồng. Có những thời điểm như giữa năm 2014, giá cá sấu lên đến 280 ngàn đồng/kg, song hiện nay đã “hạ nhiệt” xuống còn 210 ngàn đồng/kg. Cá sấu chỉ cần trên 100 ngàn đồng/kg trở lên là đã rất hấp dẫn người nuôi.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, sau 8 tháng nuôi thử nghiệm 2 lồng cá hồng, chim trắng vây vàng, cá dìa bằng công nghệ Đan Mạch, tại hai xã Lộc Bình (Phú Lộc) và Hải Dương (Hương Trà), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã tổng kết mô hình.

Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.

Giữa sóng nước bao la, những ngư dân lão luyện của làng chài Châu Thuận Biển, Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) chỉ cần dăm con tôm gỗ, vài bao nilon đựng bông gòn… là đánh bắt được những con mực lá, mực nang trắng phau, nặng trịch. Kỹ thuật dùng mồi giả để “dụ” cá, mực... là sự đúc kết kinh nghiệm đi biển từ bao đời của ngư dân làng chài trù phú nhất nhì tỉnh.