Chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp

Trong năm 2015, dù chịu tác động bởi thời tiết diễn biến thất thường song ngành nông nghiệp huyện đã từng bước khắc phục khó khăn để tổ chức sản xuất có hiệu quả.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.138 tỷ đồng, trong đó ngành trồng trọt đạt 682,8 tỷ đồng, chăn nuôi và thủy sản đạt 398,3 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt gần 57 tỷ đồng.
Cơ cấu giá trị sản xuất giữa trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, lâm nghiệp theo thứ tự đạt 60%, 35% và 5%.
Hiện, tổng đàn trâu và đàn bò toàn huyện duy trì ở mức 17.800 con, tổng đàn lợn là 62.000 con và tổng đàn gia cầm là 686.500 con.
Công tác tiêm phòng trên đàn vật nuôi được đảm bảo. Vùng sản xuất chuyên canh rau Bàu Tròn.
Bích Liên Vùng sản xuất chuyên canh rau Bàu Tròn.
Bích Liên Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được chú trọng.
Toàn huyện duy trì được 28 cánh đồng lớn trên diện tích hơn 1.700ha với năng suất lúa ở các cánh đồng mẫu đạt từ 65-70 tạ/ha.
Tính đến cuối năm, toàn huyện thực hiện gần 3.000 ha đất có giá trị sản xuất đạt trên 80 triệu đồng/năm…
Mô hình cánh đồng sản xuất rau an toàn VietGap vẫn được tiếp tục duy trì ở vùng Bàu Tròn, đồng thời cũng đã nhân rộng mô hình ra nhiều địa phương trên địa bàn, đem lại kinh tế cao cho nông dân.
Cùng với đó, nhiều mô hình khuyến nông, nhiều lượt hội thảo đầu bờ thử nghiệm giống mới được triển khai; công thức xen canh, luân canh, gối vụ cùng với việc đẩy mạnh cơ giới hóa, thủy lợi hóa đã mang lại hiệu quả sản xuất trên đồng ruộng.
Năm 2015, Đại Lộc đã tiếp tục hỗ trợ trên 1,8 tỷ đồng cho nông dân đầu tư mua sắm mới 31 máy gặt đập liên hợp, 18 máy cày các loại và 2 lò sấy nông sản.
Nhờ vậy, việc giải phóng đất, thu hoạch, phơi sấy nông sản được thực hiện kịp thời, giảm thất thoát sau thu hoạch và giảm chi phí lao động, góp phần tăng hiệu quả sản xuất…
Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2015-2016, Đại Lộc tiếp tục bố trí 50% diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1, diện tích còn lại được bố trí giống thuần nguyên chủng hoặc xác nhận.
Về lịch thời vụ chung, sẽ bố trí sớm 5 ngày so với năm 2015, bắt đầu tổ chức gieo sạ từ ngày 15.12.2015 và kết thúc vào ngày 5.1.2016.
Huyện cũng chỉ đạo các địa phương căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng loại giống để bố trí gieo sạ phù hợp, sao cho lúa trổ từ ngày 15 - 31.3.2016, trổ tập trung từ ngày 20 - 25.3, để tránh thiệt hại do mưa lạnh trong giai đoạn lúa trổ.
Dự kiến thu hoạch vụ đông xuân kết thúc trước ngày 5.5.2016.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, sản lượng vải sớm của tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ hết, khoảng 26.300 tấn. Vải muộn bắt đầu thu hoạch. Trung bình toàn tỉnh tiêu thụ khoảng 4.000 tấn/ngày.

Năm 2007, anh Hoàng đào 5.000 mét vuông đất để làm hồ nuôi cá nước ngọt. Ban đầu anh thả 10.000 con giống các loại cá trầu, cá chép, cá rô phi, cá trắm cỏ. Chi phí tiền giống là 4,5 triệu đồng. Sau 6 tháng thả nuôi, trừ đi các khoản chi phí, anh còn lãi 54 triệu đồng.

Là một địa phương có nhiều đời gắn bó với nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản trên biển, nên trước đây, người dân làng biển Công giáo Xuân Hoà, Quảng Xuân, Quảng Trạch vốn khá xa lạ với việc nuôi trồng thuỷ sản.

Các lớp tập huấn Khuyến nông thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực mở ra nhiều hướng làm giàu mới cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Thời gian gần đây ở An Giang, mô hình ương nuôi cá lóc giống phát triển rất mạnh ở nông thôn nên rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông. Với cách làm tự phát này, có thể nông dân sẽ giẫm lên “vết xe đổ” của con cá tra cách đây không lâu, khi khủng hoảng thừa sản phẩm.