Chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp

Trong năm 2015, dù chịu tác động bởi thời tiết diễn biến thất thường song ngành nông nghiệp huyện đã từng bước khắc phục khó khăn để tổ chức sản xuất có hiệu quả.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.138 tỷ đồng, trong đó ngành trồng trọt đạt 682,8 tỷ đồng, chăn nuôi và thủy sản đạt 398,3 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt gần 57 tỷ đồng.
Cơ cấu giá trị sản xuất giữa trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, lâm nghiệp theo thứ tự đạt 60%, 35% và 5%.
Hiện, tổng đàn trâu và đàn bò toàn huyện duy trì ở mức 17.800 con, tổng đàn lợn là 62.000 con và tổng đàn gia cầm là 686.500 con.
Công tác tiêm phòng trên đàn vật nuôi được đảm bảo. Vùng sản xuất chuyên canh rau Bàu Tròn.
Bích Liên Vùng sản xuất chuyên canh rau Bàu Tròn.
Bích Liên Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được chú trọng.
Toàn huyện duy trì được 28 cánh đồng lớn trên diện tích hơn 1.700ha với năng suất lúa ở các cánh đồng mẫu đạt từ 65-70 tạ/ha.
Tính đến cuối năm, toàn huyện thực hiện gần 3.000 ha đất có giá trị sản xuất đạt trên 80 triệu đồng/năm…
Mô hình cánh đồng sản xuất rau an toàn VietGap vẫn được tiếp tục duy trì ở vùng Bàu Tròn, đồng thời cũng đã nhân rộng mô hình ra nhiều địa phương trên địa bàn, đem lại kinh tế cao cho nông dân.
Cùng với đó, nhiều mô hình khuyến nông, nhiều lượt hội thảo đầu bờ thử nghiệm giống mới được triển khai; công thức xen canh, luân canh, gối vụ cùng với việc đẩy mạnh cơ giới hóa, thủy lợi hóa đã mang lại hiệu quả sản xuất trên đồng ruộng.
Năm 2015, Đại Lộc đã tiếp tục hỗ trợ trên 1,8 tỷ đồng cho nông dân đầu tư mua sắm mới 31 máy gặt đập liên hợp, 18 máy cày các loại và 2 lò sấy nông sản.
Nhờ vậy, việc giải phóng đất, thu hoạch, phơi sấy nông sản được thực hiện kịp thời, giảm thất thoát sau thu hoạch và giảm chi phí lao động, góp phần tăng hiệu quả sản xuất…
Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2015-2016, Đại Lộc tiếp tục bố trí 50% diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1, diện tích còn lại được bố trí giống thuần nguyên chủng hoặc xác nhận.
Về lịch thời vụ chung, sẽ bố trí sớm 5 ngày so với năm 2015, bắt đầu tổ chức gieo sạ từ ngày 15.12.2015 và kết thúc vào ngày 5.1.2016.
Huyện cũng chỉ đạo các địa phương căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng loại giống để bố trí gieo sạ phù hợp, sao cho lúa trổ từ ngày 15 - 31.3.2016, trổ tập trung từ ngày 20 - 25.3, để tránh thiệt hại do mưa lạnh trong giai đoạn lúa trổ.
Dự kiến thu hoạch vụ đông xuân kết thúc trước ngày 5.5.2016.
Có thể bạn quan tâm

Vườn tiêu hơn 500 trụ là nguồn thu nhập chính đối với gia đình anh Lê Trung Nhớ (thôn 3, xã Ia Pal, huyện Chư Sê - Gia Lai). Anh Nhớ cho biết: Gia đình tôi có hơn 1.000 trụ tiêu, trong đó khoảng 500 trụ được trồng bằng cây trụ chết (gỗ) mới thu hoạch được 2 năm thì xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm. Bây giờ, gia đình tôi chỉ còn trông chờ vào 500 trụ tiêu trồng bằng cây keo này mà thôi.

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

Ghi nhận tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho thấy đã xuất hiện một loại sâu hại cây trồng, theo người dân địa phương gọi là sùng đất. Sùng đất ăn rễ và củ của hầu hết các loại cây trồng, gây thiệt hại lớn cho bà con trong khi người nông dân chưa có biện pháp khắc phục.

Cây hồ tiêu vốn là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Tuy nhiên do sự bùng phát của các dịch bệnh, cụ thể là bệnh chết nhanh, chết chậm đã khiến đa số vườn tiêu của người dân rơi vào cảnh tiêu điều, xơ xác.

Hiện các thành viên hợp tác xã đã thống nhất phương án thu mua bưởi giá cao hơn thị trường, đồng thời chủ động ký kết với xã viên từ khâu sản xuất đến bao tiêu sản phẩm nhằm ổn định nguồn hang.