Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Trang Trại Tuổi 8X

Chủ Trang Trại Tuổi 8X
Ngày đăng: 31/07/2013

Sinh năm 1983, đến nay anh Đào Trọng Hiệp, xã Thủ Sĩ (Tiên Lữ - Hưng Yên) đã là chủ một trang trại chuyên sản xuất lợn giống và nuôi lợn thịt, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho mọi người trong gia đình.

Suốt những năm tháng tuổi thơ được chứng kiến cuộc sống khó khăn, vất vả của người nông dân quê mình, nhiều thanh niên phải rời quê hương để đi tìm việc làm ở nơi xa... đã khiến anh suy nghĩ, sau này học xong sẽ trở về quê hương tạo lập một nghề gì đó có thể phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê mình. Tốt nghiệp Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội năm 2006, anh làm kỹ thuật cho 1 trại giống được 6 tháng rồi trở về quê lập nghiệp. Đầu năm 2007 anh bắt đầu mở trang trại nuôi lợn F1 với 17 con lợn nái.

Qua nguồn thu từ nuôi lợn nái, thấy được hiệu quả kinh tế rõ rệt, gia đình anh đã quyết định nuôi tăng số lượng lợn. Đến nay trang trại của gia đình anh luôn có từ 35 - 40 con lợn bố mẹ và 90 - 100 con lợn bột, mỗi tháng cho xuất chuồng 80 - 100 con lợn giống ra thị trường, chủ yếu là ở Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình… Mô hình nuôi lợn giống này mỗi năm cho thu nhập 700 - 800 triệu đồng, trừ tri phí cho lãi gần 200 triệu đồng.

Theo anh Hiệp: Để lợn phát triển tốt, tránh được dịch bệnh thì quan trọng nhất là người chăn nuôi phải có kiến thức chuyên môn, đặc biệt là phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng dịch bệnh như thường xuyên khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, hạn chế việc người lạ ra vào khu chăn nuôi không cần thiết, cách ly kịp thời những con lợn có dấu hiệu bệnh...

Bên cạnh đó chỉ chọn thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y của những công ty có uy tín. Bằng kinh nghiệm của mình anh Hiệp còn hỗ trợ những hộ chăn nuôi khác về kỹ thuật chăn nuôi, như cải tạo đàn lợn giống, phổ biến phương pháp chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi. Hiện nay anh đang hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi cho 16 xã trong khu vực và hỗ trợ kỹ thuật đặc trách cho 7 trang trại có quy mô lớn ở các huyện Khoái Châu, Phù Cừ, Ân Thi…

Với sự nỗ lực và những kết quả đã đạt được, nhiều năm liền anh Hiệp được Tỉnh đoàn Hưng Yên tặng giấy khen “Gương thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi”.


Có thể bạn quan tâm

Táo Đài Loan Giòn, Ngọt Trên Vùng Đất Lục Ngạn (Bắc Giang) Táo Đài Loan Giòn, Ngọt Trên Vùng Đất Lục Ngạn (Bắc Giang)

Được đưa vào huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trồng từ năm 2005, sau 10 năm "bén duyên", giờ đây táo Đài Loan trở thành cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đối với các hộ nông dân. Đây cũng là đặc sản của vùng đất Lục Ngạn được người tiêu dùng gần, xa ưa thích.

02/02/2015
Trồng Cây Giảo Cổ Lam Hướng Phát Triển Kinh Tế Mới Ở Chợ Đồn (Bắc Kạn) Trồng Cây Giảo Cổ Lam Hướng Phát Triển Kinh Tế Mới Ở Chợ Đồn (Bắc Kạn)

Cây giảo cổ lam là dược liệu quý, sẵn có trong tự nhiên, với rất nhiều công dụng như bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch… Qua phân tích điều kiện tự nhiên, năm 2014, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã thực hiện mô hình trồng thí điểm cây giảo cổ lam tại xã Phương Viên.

02/02/2015
Trồng Hoa Mừng; Trồng Rau Lo Trồng Hoa Mừng; Trồng Rau Lo

Tết, dịp để nhiều người, nhiều nghề kiếm thêm thu nhập. Trong những ngày tết, hoa và rau là hai loại không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhiều nông dân cũng tận dụng cơ hội này để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, thị trường tết năm nào cũng có điều khiến nông dân này mừng nhưng nông dân khác thì lại lo.

02/02/2015
Nông Dân Ninh Phước Được Giá Nho Tết Nông Dân Ninh Phước Được Giá Nho Tết

Tại Phước Thuận, xã trồng nho nhiều nhất huyện với tổng diện tích 163 ha, người trồng nho Tết nơi đây cũng đang háo hức mong chờ ngày thu hoạch. Anh Nguyễn Đức Thuận, ở thôn Hiệp Hoà trồng 1,5 sào nho xanh, dự kiến nửa tháng nữa sẽ thu hoạch để bán đúng vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.

02/02/2015
Năng Suất Tôm Tăng Gần Gấp Đôi Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Năng Suất Tôm Tăng Gần Gấp Đôi Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học

Tại huyện Năm Căn, Cái Nước và Phú Tân, năng suất tôm nuôi đạt hơn 400 kg/ha/vụ nuôi. Tại huyện Trần Văn Thời, U Minh, TP Cà Mau, năng suất đạt hơn 350 kg/ha/vụ nuôi. Tại huyện Thới Bình và Ðầm Dơi đang thả nuôi, chưa có kết quả cụ thể, tôm nuôi đang phát triển tốt.

02/02/2015