Chư Sê thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng do nắng hạn

Theo đó, nắng hạn kéo dài đã gây ảnh hưởng đến 627,7 ha diện tích lúa Đông Xuân, trong đó, diện tích bị mất trắng là 409,62 ha, diện tích giảm năng suất từ 30-70% là 120 ha, diện tích bị thiếu nước 98,08 ha. Đối với diện tích cây rau màu trên địa bàn huyện do triển khai sớm nên số diện tích bị ảnh hưởng không đáng kể, hiện người dân đã thu hoạch được trên 90% với năng suất giảm từ 10-15%; diện tích các loại cây công nghiệp dài ngày người dân vẫn tranh thủ được nguồn nước nên không ảnh hưởng nhiều. Ước tính tổng thiệt hại do hạn hán gây ra trên địa bàn huyện Chư Sê khoảng 12 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết: Hiện phòng đã tham mưu UBND huyện làm đề nghị tỉnh hỗ trợ giống lúa cho các hộ có diện tích lúa vụ Đông Xuân bị thiệt hại (3.178 hộ) do hạn gây ra với kinh phí đề nghị hỗ trợ là 1.037,32 triệu đồng.
Đồng thời, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ người dân làm đất (hiện người dân đã triển khai phát dọn cày cuốc xong 5.172,5 ha đất trồng lúa nước, bắp, mì, khoai lang, lạc, bông vải… đạt 77% kế hoạch huyện và 70% kế hoạch tỉnh giao), chuẩn bị xuống giống vụ mùa năm 2015 theo đúng lịch thời vụ.
Có thể bạn quan tâm

Do tình hình tôm nuôi bị bệnh và chết hàng loạt, ngày 27/4/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Công văn số 1871/UBND-KTN chỉ đạo tạm ngưng nhập giống và thả giống tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh lây lan gây thiệt hại cho người nuôi. Chủ trương trên được các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống và nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Bình Đại và Ba Tri thực hiện tốt.

KTĐT - Bộ NN&PTNT cảnh báo, nếu giá thực phẩm tiếp tục xuống thấp, người chăn nuôi không tái đàn, dịp cuối năm khó tránh khỏi nguy cơ thiếu thực phẩm.

Vụ đông xuân năm 2010-2011, tỉnh Đăk Lăk đã gieo sạ gần 30.600 ha lúa nước, vượt 19% so với kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết diện tích lúa đang phải hứng chịu “đại nạn” với những triệu trứng như rễ bị nghẹt, sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, ít đẻ nhánh

Tình trạng tôm chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, ĐBSCL đang khiến nông dân điêu đứng, lâm vào cảnh nợ nần. Nhiều người đã phải bỏ nghề nuôi tôm, đi tìm việc khác để làm.

Tuần qua, người nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên - Huế như ngồi trên đống lửa vì tôm nuôi nước lợ mắc bệnh chết sạch hoặc tôm thu hoạch không có người mua.