Chư Sê thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng do nắng hạn

Theo đó, nắng hạn kéo dài đã gây ảnh hưởng đến 627,7 ha diện tích lúa Đông Xuân, trong đó, diện tích bị mất trắng là 409,62 ha, diện tích giảm năng suất từ 30-70% là 120 ha, diện tích bị thiếu nước 98,08 ha. Đối với diện tích cây rau màu trên địa bàn huyện do triển khai sớm nên số diện tích bị ảnh hưởng không đáng kể, hiện người dân đã thu hoạch được trên 90% với năng suất giảm từ 10-15%; diện tích các loại cây công nghiệp dài ngày người dân vẫn tranh thủ được nguồn nước nên không ảnh hưởng nhiều. Ước tính tổng thiệt hại do hạn hán gây ra trên địa bàn huyện Chư Sê khoảng 12 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết: Hiện phòng đã tham mưu UBND huyện làm đề nghị tỉnh hỗ trợ giống lúa cho các hộ có diện tích lúa vụ Đông Xuân bị thiệt hại (3.178 hộ) do hạn gây ra với kinh phí đề nghị hỗ trợ là 1.037,32 triệu đồng.
Đồng thời, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ người dân làm đất (hiện người dân đã triển khai phát dọn cày cuốc xong 5.172,5 ha đất trồng lúa nước, bắp, mì, khoai lang, lạc, bông vải… đạt 77% kế hoạch huyện và 70% kế hoạch tỉnh giao), chuẩn bị xuống giống vụ mùa năm 2015 theo đúng lịch thời vụ.
Có thể bạn quan tâm

Khác với nhiều mặt hàng nông - thủy sản phải lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu nguyên liệu, ngành gỗ chế biến có thể nói đã “thoát Trung” khi cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ lực, kể cả nhập khẩu gỗ nguyên liệu của mặt hàng này không có Trung Quốc.

Công ty cổ phần Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Ðịnh (BDSTAR) vừa kết thúc niên vụ sản xuất năm 2013-2014. Trong vụ này, năng suất mì toàn tỉnh Bình Định đạt mức khá cao (bình quân từ 25-30 tấn/ha), giá mua mì nguyên liệu ổn định nên nông dân lãi khá cao.

Phát huy lợi thế từ biển, người dân các tỉnh ven biển Kiên Giang, Cà Mau đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro…

Chuyến công tác về lại 3 huyện phía nam là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) trong những ngày đầu tháng 5 này, chúng tôi thêm một lần nữa chứng kiến cảnh dở khóc dở cười của nông dân về chuyện “trồng - phá, phá - trồng” cây ca cao.

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.