Chư Sê thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng do nắng hạn

Theo đó, nắng hạn kéo dài đã gây ảnh hưởng đến 627,7 ha diện tích lúa Đông Xuân, trong đó, diện tích bị mất trắng là 409,62 ha, diện tích giảm năng suất từ 30-70% là 120 ha, diện tích bị thiếu nước 98,08 ha. Đối với diện tích cây rau màu trên địa bàn huyện do triển khai sớm nên số diện tích bị ảnh hưởng không đáng kể, hiện người dân đã thu hoạch được trên 90% với năng suất giảm từ 10-15%; diện tích các loại cây công nghiệp dài ngày người dân vẫn tranh thủ được nguồn nước nên không ảnh hưởng nhiều. Ước tính tổng thiệt hại do hạn hán gây ra trên địa bàn huyện Chư Sê khoảng 12 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết: Hiện phòng đã tham mưu UBND huyện làm đề nghị tỉnh hỗ trợ giống lúa cho các hộ có diện tích lúa vụ Đông Xuân bị thiệt hại (3.178 hộ) do hạn gây ra với kinh phí đề nghị hỗ trợ là 1.037,32 triệu đồng.
Đồng thời, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ người dân làm đất (hiện người dân đã triển khai phát dọn cày cuốc xong 5.172,5 ha đất trồng lúa nước, bắp, mì, khoai lang, lạc, bông vải… đạt 77% kế hoạch huyện và 70% kế hoạch tỉnh giao), chuẩn bị xuống giống vụ mùa năm 2015 theo đúng lịch thời vụ.
Có thể bạn quan tâm

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.

Theo tin từ Cục Thống kê, hiện nông dân các địa phương trong tỉnh Bình Định đã sử dụng 4.255 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Riêng diện tích mặt nước đã thả nuôi tôm 1.482,4 ha, tăng 67,5 ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 483,3 ha diện tích tôm thẻ chân trắng và 999,1 ha tôm sú.