Chư Sê thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng do nắng hạn

Theo đó, nắng hạn kéo dài đã gây ảnh hưởng đến 627,7 ha diện tích lúa Đông Xuân, trong đó, diện tích bị mất trắng là 409,62 ha, diện tích giảm năng suất từ 30-70% là 120 ha, diện tích bị thiếu nước 98,08 ha. Đối với diện tích cây rau màu trên địa bàn huyện do triển khai sớm nên số diện tích bị ảnh hưởng không đáng kể, hiện người dân đã thu hoạch được trên 90% với năng suất giảm từ 10-15%; diện tích các loại cây công nghiệp dài ngày người dân vẫn tranh thủ được nguồn nước nên không ảnh hưởng nhiều. Ước tính tổng thiệt hại do hạn hán gây ra trên địa bàn huyện Chư Sê khoảng 12 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết: Hiện phòng đã tham mưu UBND huyện làm đề nghị tỉnh hỗ trợ giống lúa cho các hộ có diện tích lúa vụ Đông Xuân bị thiệt hại (3.178 hộ) do hạn gây ra với kinh phí đề nghị hỗ trợ là 1.037,32 triệu đồng.
Đồng thời, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ người dân làm đất (hiện người dân đã triển khai phát dọn cày cuốc xong 5.172,5 ha đất trồng lúa nước, bắp, mì, khoai lang, lạc, bông vải… đạt 77% kế hoạch huyện và 70% kế hoạch tỉnh giao), chuẩn bị xuống giống vụ mùa năm 2015 theo đúng lịch thời vụ.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện tuyến trùng gây hại 360ha hồ tiêu, tỉ lệ hại từ 5 đến 50% dây; bệnh chết chậm gây hại 60ha, tỉ lệ bệnh từ 0,5 đến 20% dây, tập trung tại xã Sơn Thành Tây, Sơn Thành Đông (huyện Tây Hòa).

Sau thu hoạch lúa Đông Xuân, cánh đồng ấp Ngã Ngay (xã Tân Long - Mang Thít - Vĩnh Long) không cày ải, mà xả nước tràn đồng với lý do để nhử lúa cỏ, lúa lai. Cách làm này nhận được sự đồng tình của nhiều nông dân, nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng lợi bất cập hại.

Đó là trại sản xuất nấm dược liệu linh chi Yên Tử của ông Tạ Đức Khương ở khu phố 2, thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Đây là một trong những nhân tố mới phát triển mô hình sản xuất nấm linh chi quy mô lớn theo chuỗi công nghệ kỹ thuật, quy trình sản xuất khép kín ở huyện Đông Triều.

Cà phê được xác định là một trong những loại cây công nghiệp chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh và trình độ canh tác của nông dân. Ở tỉnh Sơn La, cây cà phê được quy hoạch tập trung ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố.

Cách đây vài năm, cũng như nhiều bà con trong vùng, ông Nguyễn Văn Chí, ở ấp Thăm Trơi B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, quen với việc làm ruộng độc lập. Ông cho biết, lúc đó, người bơm nước người không nên cuối cùng người này làm ảnh hưởng ruộng lúa người khác. Ðến cuối vụ, ai cũng bị thất thoát, năng suất lúa không cao.