Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chư Jút Ứng Dụng Hiệu Quả Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Nông Nghiệp

Chư Jút Ứng Dụng Hiệu Quả Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Nông Nghiệp
Ngày đăng: 27/05/2014

Theo Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Chư Jút thì trong những năm qua, đơn vị đã tiến hành xây dựng nhiều mô hình trình diễn nông nghiệp với các loại con, cây giống mới và chuyển giao thành công cho các hộ nông dân trên địa bàn.

Theo đó, nhiều hộ nông dân đã hưởng ứng và áp dụng các quy trình sản xuất do đơn vị chuyển giao đạt kết quả cao tại các trang trại, gia trại của gia đình.

Trong vụ đông xuân vừa qua, Trạm đã triển khai cho hàng chục hộ dân ở 2 xã Chư K’nia và Đắk D'rông thực hiện trồng giống lúa thuần RTV.

Các cán bộ khuyến nông huyện thường xuyên xuống đồng cùng với nông dân theo dõi tình hình sinh trưởng, dịch bệnh trên cây lúa

Ông Vừ A Sáng ở thôn 3, xã Chư K’nia, một trong những hộ tham gia trồng lúa thuần RVT cho biết: “Trong các vụ lúa trước đây, trên diện tích 5 sào này, tôi cũng đã trồng lúa nhưng năng suất chỉ đạt tối đa 2,5 tấn. Vụ đông xuân năm nay, tôi tham gia mô hình trồng thí điểm giống lúa thuần RVT do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện triển khai.

Trong quá trình trồng, chăm sóc, tôi thấy giống lúa thuần RVT có nhiều ưu điểm như tỷ lệ nảy mầm cao trên 90%; khả năng đẻ nhánh khỏe, sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, bông lúa dài, hạt xếp sít…Thời gian sinh trưởng là trung bình 115 ngày, rất phù hợp với điều kiện thời tiết ở vùng đất này”.

Cũng với 5 sào ruộng như mọi năm, nhưng năm nay, năng suất lúa của ông Sáng đạt trên 4,5 tấn. Theo ông Sáng ngoài việc áp dụng giống mới thì trong quá trình sản xuất, các cán bộ nông nghiệp của huyện còn về trực tiếp hướng dẫn bà con cách ủ giống, phương pháp và gieo sạ đúng mật độ, xử lý cỏ dại, bón phân theo nhu cầu của cây, giữ nước trong ruộng hợp lý, sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại…

Còn gia đình ông  Nguyễn Văn Thắng ở thôn 6, xã Nam Dong đã nâng cao được hiệu quả sản xuất nhờ sử dụng giống đậu nành cao sản.

Ông Thắng cho hay: “Trước đây, gia đình tôi thường có thói quen trồng các giống đậu nành của địa phương nên năng suất thường giảm dần qua mỗi vụ, đồng thời, khả năng chống chịu sâu bệnh và chịu hạn không cao. Vài vụ mùa gần đây, được Trạm khuyến nông-Khuyến ngư triển khai, gia đình tôi đã trồng bằng giống đậu nành DT26 trên cánh đồng của mình. Qua quá trình sản xuất, tôi thấy đây là loại giống không chỉ mang lại năng suất cao mà còn có sức kháng bệnh cao hơn những loại cây trồng khác”.

Tương tự, mô hình trồng dưa leo, rau xanh bằng phương pháp an toàn cũng đã triển khai hiệu quả trong thời gian qua. Gia đình bà Lê Thị Thanh ở thôn 1, xã Nam Dong, trồng trên 1 sào rau xanh chỉ sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc dẫn diệt sâu bọ sinh học theo phương pháp mới.

Bà Thanh cho biết: “Trung bình 500 m2 dưa leo Thái thu hoạch từ 1,5 - 3 tấn trái/vụ, tùy theo công chăm sóc. Với giá dao động 5.000-8.000 đồng/kg như hiện nay, một vụ dưa leo thu được 12-20 triệu đồng”.

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Chư Jút thì việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để xây dựng mô hình trồng dưa leo, rau ăn lá các loại theo hướng an toàn đang là hướng đi mà Trạm hướng tới để nhân rộng trên địa bàn huyện.

Cũng theo Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Chư Jút thì hoạt động khuyến nông luôn bám sát vào tình hình sản xuất của địa phương cũng như giúp bà con giảm thiểu chi phí sản xuất lúa, hạ giá thành và tăng lợi nhuận so với tập quán canh tác cổ truyền trước đây.

Chỉ tính từ 2010 đến nay, Trạm phối hợp với các địa phương trong huyện và các công ty giống cây trồng tổ chức trên 100 lớp tập huấn, hướng dẫn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cách làm ăn cho 2.200 lượt người, trong đó có khoảng 60% là hộ nghèo.

Đồng thời, đơn vị cũng xây dựng hàng chục mô hình trình diễn, hội thảo đầu bờ cho trên 2.000 lượt hộ nghèo tham gia. Các mô hình phát triển kinh tế này đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện hàng năm giảm khoảng 3%.


Có thể bạn quan tâm

Bội Thu Tôm Chân Trắng Nuôi Theo Công Nghệ Cao Bội Thu Tôm Chân Trắng Nuôi Theo Công Nghệ Cao

Năm 2013, huyện Vạn Ninh thả nuôi trên 180 ha tôm chân trắng, trong đó nuôi thâm canh theo công nghệ cao chiếm 25%, còn lại nuôi trong ao đất. Đối với tôm nuôi trong ao đất, tình hình vẫn không khả quan do tôm bị dịch. Tuy nhiên, các hộ nuôi tôm theo công nghệ cao lại được mùa do đảm bảo được các yếu tố như thức ăn, nguồn nước, môi trường.

24/08/2013
Cà Mau Mở Rộng Chương Trình Bảo Hiểm Nông Nghiệp Cà Mau Mở Rộng Chương Trình Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử cho biết, sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô cả hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

06/04/2013
Sử Dụng Ngô Làm Thức Ăn Chăn Nuôi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Sử Dụng Ngô Làm Thức Ăn Chăn Nuôi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi cho rằng, việc tiêu thụ sản phẩm ngô, đậu tương tại ĐBSCL, theo đề án chuyển đổi đất trồng lúa, hiện còn nhiều khó khăn do thiếu hệ thống sấy, chế biến, giá cả không cạnh tranh…

26/07/2013
Lại “Sốt” Chanh Dây Lại “Sốt” Chanh Dây

Thời gian gần đây, ở các xã Đắk Sin, Hưng Bình, Đạo Nghĩa và thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp - Đăk Nông), việc thu mua chanh dây như đang lên cơn “sốt”. Chị Đỗ Thị Thu ở xã Đắk Sin cho biết: “Gia đình tôi hiện còn 2 sào chanh dây, thu hoạch tới đâu, tư thương vào mua hết tới đó, kể cả những quả chất lượng xấu. Gia đình tôi đang tính đầu tư trồng chanh dây tiếp trên 3 sào đất trống còn lại”.

24/08/2013
Giao Khoán Vườn Cây Cao Su Lợi - Hại Khó Lường Giao Khoán Vườn Cây Cao Su Lợi - Hại Khó Lường

Thời gian gần đây ở Bình Dương giá cao su xuống thấp, có thời điểm xuống dưới 450 đồng/độ đã làm cho nhiều chủ vườn bắt đầu thấy bất an. Nhiều chủ vườn đang tìm các phương án tốt nhất để bảo đảm duy trì nguồn thu nhập, trong đó có việc giao khoán vườn cây.

09/04/2013