Chư Jút, Nông Dân Tập Trung Sản Xuất Vụ Hè Thu

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Chư Jút, vụ hè thu năm nay, địa phương sẽ tiến hành gieo trên 15.900 ha cây trồng các loại, trong đó, diện tích cây ngô, lúa vẫn chiếm ưu thế. Hiện tại, bà con ở các xã, thị trấn đã chủ động làm đất, xuống giống đúng kế hoạch, tiến độ đề ra.
Tại xã Ea Pô, những ngày này, bà con nông dân đang xuống giống nhiều loại cây trồng. Theo kế hoạch, toàn xã sẽ gieo trồng gần 4.300 ha cây trồng các loại, đến nay, tiến độ đã đạt hơn 70%.
Ông Trương Minh Lợi, ở thôn Quyết Tâm cho biết: “Năm nào gia đình tôi cũng xuống giống đúng theo lịch thời vụ, nhằm đảm bảo cho lúa phát triển đúng thời gian, cũng như hạn chế các dịch bệnh khác gây hại. Hiện tại, với những diện tích lúa đã gieo được hơn 10 ngày, gia đình tổ chức phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh. Còn đối với những vùng đất cao hơn, ngay khi có lịch xả nước, các thành viên trong gia đình tiến hành làm đất, ve bờ để xuống giống cho kịp thời gian”.
Tương tự, những ngày qua, gia đình anh Lê Đình Chiến, ở thôn 1 đã xuống giống gần xong diện tích nằm trong kế hoạch gieo trồng vụ hè thu.
Anh Chiến cho hay: “Do thời gian sản xuất vụ hè thu tương đối cập rập nên khi thu hoạch xong vụ đông xuân là gia đình tôi đã tiến hành cày ải đất, chuẩn bị giống, phân bón khá đầy đủ. Hiện nay, đối với diện tích đất trồng hoa màu, tôi đã xuống giống xong. Còn diện tích đất lúa, gia đình sẽ hoàn thành luôn trong tuần này cho kịp tiến độ”.
Theo ông Đinh Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Pô thì ngay sau khi thu hoạch xong các loại cây trồng vụ đông xuân, bà con nông dân trong xã đã khẩn trương tập trung dọn đất để gieo các diện tích hoa màu trên đất cạn.
Riêng cây lúa, mặc dù theo lịch xuống giống muộn hơn, nhưng đến nay người dân đã cơ bản hoàn thành việc gieo trồng. Để giúp người dân chủ động lịch thời vụ, cũng như chăm sóc tốt diện tích cây trồng sau khi xuống giống, chính quyền xã đã tổ chức các lớp tập huấn về cách chọn giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc…
Việc chủ động nguồn nước, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, cũng được địa phương hướng dẫn, chỉ đạo người dân thực hiện tốt. Nhờ vậy, hiện nay, tiến độ sản xuất vụ đông xuân tại xã diễn ra tương đối thuận lợi.
Còn tại xã Đắk D’rông, vụ hè thu này, toàn xã sẽ xuống giống hơn 3.900 ha cây trồng các loại. Để bảo đảm quá trình sản xuất vụ hè thu đạt kết quả cao, chính quyền xã đã chỉ đạo bà con nông dân thu hoạch vụ đông xuân đến đâu là phải làm đất ngay đến đó.
Đối với một số diện tích đất xa nguồn nước, nông dân tại xã Đắk D’rông đã tiến hành làm đất để gieo trồng hoa màu
Công tác vận động người dân ở các thôn tổ chức nạo vét kênh mương, thủy lợi nội đồng, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất rất được chính quyền xã chú trọng.
Bà Lê Thị Hiền, ở thôn 6 cho hay: “Gia đình tôi và nhiều hộ khác trong thôn đã cơ bản xuống giống xong diện tích cây trồng trong vụ này. Được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, chính quyền xã nên tất cả các khâu từ làm đất, lấy nước, chọn giống đến gieo tỉa, gia đình tôi luôn tuân thủ nên hiệu quả sản xuất khá cao”.
Cũng theo phòng Nông nghiệp-PTNT huyện thì vụ hè thu năm nay, về khâu giống, địa phương luôn khuyến cáo bà con sử dụng những giống mới, với thời gian sinh trưởng ngắn ngày và khả năng kháng bệnh cao. Cụ thể, về giống lúa, cán bộ nông nghiệp luôn hướng dẫn các hộ sản xuất chuyển sang sử dụng những giống lúa thuần và lai như OMCS 2000, VND 95-20, Nhị ưu 838, Syn 6, BiO404, RVT, PBH 71, 27P31, BTE 1, TH 3-3.
Còn về diện tích gieo trồng ngô, người dân luôn ưu tiên các loại giống như CP999, DK 171, DK 5252, HQ 2000, Bioseed 9698, LVN 14, PAC 999, PAC 339, P4199, 30I87, 30B80, 30T60, NK54, NK66, NK67. Ngoài khâu chọn giống, lịch thời vụ năm nay cũng được địa phương hướng dẫn người dân chặt chẽ hơn do diễn biến thời tiết khá phức tạp.
Ngoài ra, huyện vận động người dân nên tưới nước hợp lý, không bón phân, xịt thuốc theo kiểu trừ hao để phòng ngừa sâu bệnh. Việc phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, các trạm khuyến nông, bảo vệ thực vật để chủ động nguồn nước, cũng như phòng trừ sâu bệnh, giúp người dân yên tâm sản xuất, cũng luôn được địa phương tổ chức thường xuyên và đạt hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi ong quy mô hộ gia đình là nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 3.100 hộ với 15.582 đàn ong nuôi đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II đưa ra lời cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ con số thiệt hại 30% ở vụ nuôi 2013 và khuyến cáo người nuôi chỉ nên nuôi với mật độ thưa, chọn con giống tốt, sạch bệnh, nuôi an toàn sinh học và nên có thời gian cho đất nghỉ ngơi để cắt mầm bệnh. Theo Trung tâm Thú y vùng VII, việc công bố kết quả tìm ra tác nhân gây hội chứng EMS chỉ mới là bước đầu. Các nghiên cứu tiếp theo để tìm ra cơ chế gây bệnh, giải pháp phòng trị vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Hy vọng đến cuối năm nay sẽ có kết quả tốt.

Hành Tín Đông (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là một trong những xã có tỷ lệ đàn bò lai lớn nhất tỉnh, với 75% so với tổng đàn. Nuôi bò lai sinh sản đã có lãi, một số hộ còn chuyển sang nuôi bò lai vỗ béo nên thu nhập càng cao.

sinh thực phẩm. Vấn đề hiện nay là cần sự hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo sự đồng bộ và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Mặc dù đã có tiếng tăm về uy tín, chất lượng sản phẩm nhưng cá khô của làng nghề vẫn chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hoặc vào hệ thống các siêu thị.

Là thành phố cảng biển, du lịch - một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, thị trường tiêu thụ ở Hải Phòng rộng mở cho nhiều nông sản. Đây là hướng mở cho nhiều sản phẩm của các tỉnh, thành phố về đất Cảng, trong đó có gà đồi Yên Thế (Bắc Giang).