Chữ đường mía cao nhất mới đạt 7,2 CCS

Nhằm làm cơ sở để quyết định ngày vào vụ ép mía cho phù hợp, mới đây, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang, chính quyền địa phương và nông dân trồng mía tiến hành lấy chữ đường (CCS) trên một số giống mía.
Theo đó, trong đợt đo chữ đường lần này, đoàn công tác đã lấy 15 mẫu mía, trên 5 loại giống mía thuộc địa bàn huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy. Kết quả bình quân chữ đường cao nhất hiện nay là giống mía ROC 16, với 7,2 CCS; riêng bình quân các giống còn lại là: K88-92 (3,8 CCS), QĐ 11 (4,6 CCS), R570 (3,1 CCS) và K95-84 (3,4 CCS).
Như vậy, căn cứ từ kết quả đo chữ đường lần này thì hiện các nhà máy đường vẫn chưa thể vào vụ ép, bởi theo quy định của Bộ NN&PTNT thì CCS tối thiểu để các nhà máy đường vào hoạt động phải đạt 9 CCS và tạp chất dưới 3%. Được biết, kể từ ngày 14-8, Casuco đã tổ chức kiểm tra chữ đường trên các giống mía và cứ cách nhau 7 ngày là công ty thực hiện đo một lần, đây là lần đo thứ 2, bình quân chữ đường lần này tăng từ 0,1 - 0,3 CCS so với lần trước.
Có thể bạn quan tâm

Khi nhiều nơi đang loay hoay để giữ rừng, tìm nguồn sống cho người trồng rừng thì anh Lê Mai Hiền ở thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên (Yên Bình, Yên Bái) lại giàu có từ sản xuất, kinh doanh sản phẩm của rừng và giúp đỡ nhiều nông dân khác.

Nhằm giúp nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho bà con nông dân trồng dừa, tỉnh Bến Tre đã triển khai thí điểm mô hình “Cánh đồng mẫu dừa” (CĐMD) trên địa bàn huyện Giồng Trôm. Bước đầu, mô hình này đang mang lại hiệu quả khả quan.

Với nghị lực phi thường, anh Đặng Anh Tuấn (sinh năm 1957), trú ở xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) đã một mình chinh phục những quả đồi hoang lập trang trại. Giấc mơ được sánh vai với những tỷ phú nông dân trên thế giới của anh đã trở thành hiện thực…

“Nhờ được Agribank hỗ trợ kịp thời nguồn vốn 3,5 tỷ đồng, con tàu đánh bắt xa bờ 510CV đã hoàn thành đúng tiến độ và chuẩn bị ra khơi hứa hẹn đón những mẻ cá đầu tiên”- ngư dân Lê Văn Thức, xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) chia sẻ.

Đến nay, toàn huyện Đông Giang (Quảng Nam) có hơn 450ha trồng chuối chuyên canh, trong đó hơn 300ha trồng tập trung, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.