Chữ đường mía cao nhất mới đạt 7,2 CCS

Nhằm làm cơ sở để quyết định ngày vào vụ ép mía cho phù hợp, mới đây, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang, chính quyền địa phương và nông dân trồng mía tiến hành lấy chữ đường (CCS) trên một số giống mía.
Theo đó, trong đợt đo chữ đường lần này, đoàn công tác đã lấy 15 mẫu mía, trên 5 loại giống mía thuộc địa bàn huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy. Kết quả bình quân chữ đường cao nhất hiện nay là giống mía ROC 16, với 7,2 CCS; riêng bình quân các giống còn lại là: K88-92 (3,8 CCS), QĐ 11 (4,6 CCS), R570 (3,1 CCS) và K95-84 (3,4 CCS).
Như vậy, căn cứ từ kết quả đo chữ đường lần này thì hiện các nhà máy đường vẫn chưa thể vào vụ ép, bởi theo quy định của Bộ NN&PTNT thì CCS tối thiểu để các nhà máy đường vào hoạt động phải đạt 9 CCS và tạp chất dưới 3%. Được biết, kể từ ngày 14-8, Casuco đã tổ chức kiểm tra chữ đường trên các giống mía và cứ cách nhau 7 ngày là công ty thực hiện đo một lần, đây là lần đo thứ 2, bình quân chữ đường lần này tăng từ 0,1 - 0,3 CCS so với lần trước.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Bắc Giang, 9 tháng đầu năm nay toàn tỉnh xây dựng được 2.000 công trình khí sinh học (hầm biogas).

Với việc thực hiện đạt kết quả cao khi triển khai hai dự án trọng điểm trong lĩnh vực chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã mở ra triển vọng lớn đối với chăn nuôi trâu, bò tại Việt Nam.

Từ 24 - 25/11, Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức hội nghị giao ban các Vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) năm 2015 tại VQG Yok Don (Đắk Lắk).

Lúc 8 giờ ngày 6/12 tại Công viên đá Nhật Rin Rin Park, Cty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Nhật Bản - GK Organic sẽ tổ chức hội thảo “Ứng dụng các sản phẩm sinh học thông minh phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao”.

Hàng chục tấn thức ăn chăn nuôi không nằm trong danh mục cho phép, hết hạn sử dụng vẫn được công ty Tino pha trộn rồi phân phối ra thị trường.