Chữ đường mía cao nhất mới đạt 7,2 CCS

Nhằm làm cơ sở để quyết định ngày vào vụ ép mía cho phù hợp, mới đây, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang, chính quyền địa phương và nông dân trồng mía tiến hành lấy chữ đường (CCS) trên một số giống mía.
Theo đó, trong đợt đo chữ đường lần này, đoàn công tác đã lấy 15 mẫu mía, trên 5 loại giống mía thuộc địa bàn huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy. Kết quả bình quân chữ đường cao nhất hiện nay là giống mía ROC 16, với 7,2 CCS; riêng bình quân các giống còn lại là: K88-92 (3,8 CCS), QĐ 11 (4,6 CCS), R570 (3,1 CCS) và K95-84 (3,4 CCS).
Như vậy, căn cứ từ kết quả đo chữ đường lần này thì hiện các nhà máy đường vẫn chưa thể vào vụ ép, bởi theo quy định của Bộ NN&PTNT thì CCS tối thiểu để các nhà máy đường vào hoạt động phải đạt 9 CCS và tạp chất dưới 3%. Được biết, kể từ ngày 14-8, Casuco đã tổ chức kiểm tra chữ đường trên các giống mía và cứ cách nhau 7 ngày là công ty thực hiện đo một lần, đây là lần đo thứ 2, bình quân chữ đường lần này tăng từ 0,1 - 0,3 CCS so với lần trước.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tổng đàn heo được người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thả nuôi là 122.837 con, tăng 3.680 con so cùng kỳ. Đàn heo tăng là do giá heo hơi tăng cao trong thời gian qua và hiện ở mức 48.000 - 50.000 đồng/kg.

Ngày mới xuất hiện, cây dó bầu được xem như là cơ hội làm giàu cho bao nông dân nghèo ở huyện Tân Phú (Đồng Nai), đặc biệt là ở vùng điều kiện đất đai cằn cỗi, đồi dốc khó trồng các loại cây công nghiệp khác.

Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.

So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.

Trong khi nông dân ở các tỉnh khác đang vất vả đối mặt với bệnh cây tiêu chết nhanh, chết chậm (CN - CC), thậm chí nhiều hộ gia đình phải bỏ cả vườn tiêu thì tại BR - VT, từ 3 năm trở lại đây người trồng tiêu đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục bệnh này khá hiệu quả.