Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Dưa Thành Con Nợ

Chủ Dưa Thành Con Nợ
Ngày đăng: 02/04/2014

Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), những vùng dưa đang vào chính vụ, khắp nơi lỗ hoặc may lắm là hoà vốn, cuộc sống người dân đã nghèo càng nghèo thêm.

Vùng đất huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đang vào chính vụ dưa, bao trùm không khí buồn hiu hắt. Ở ấp Sà Lan, xã An Ninh, những người trồng dưa hầu hết là nông dân không đất, mướn được đất của bà con trong ấp sau vụ lúa, hăng hái làm và nay lỗ nặng.

Chị Thạch Thị Hiền trồng 4 công dưa lỗ 40 triệu đồng. Chị nói: “Nhà không có đất, có 5 miệng ăn, thuê được 4 công đất đã làm 2 vụ lúa của chủ, gia đình tôi trồng dưa hy vọng có tiền trang trải cuộc sống. Không ngờ vụ dưa lỗ nặng quá nên một đứa con lớn đã đi Bình Dương làm thuê.

Chồng tui cũng đi làm thuê trong vùng, mong kiếm tiền trả bớt nợ”. Gia đình chị Hiền làm dưa phải vay 40 triệu đồng, lãi tháng 10%, nay mới trả được 10 triệu vốn và 5 triệu tiền lãi nên chị tính ít bữa nữa cũng đi làm thuê.

Cũng ở ấp Sà Lan, gia đình chị Trần Thị Na Vi thuộc diện hộ nghèo, có 4 con còn nhỏ, không đất sản xuất, thuê 3 công đất trồng dưa, lỗ gần 10 triệu đồng. Chị nói như khóc: “Đã 3 vụ dưa, gia đình tui lỗ nặng, chưa vụ nào có lời cả. Vợ chồng làm thuê quanh năm kiếm tiền trả nợ nhưng trả mãi không xong.

Tui vừa bàn với chồng, phải dắt nhau đi làm thuê xứ người mới mong có tiền trả nợ”. Bà Thạch Thị Út trồng 3 công dưa, có đất nhà trồng dưa nhưng mỗi công bán được 2 triệu đồng, lỗ tiền thuê bơm nước, nhân công.

Bên xã Hồ Đắc Kiện ông Lê Văn Đá, ở ấp Kinh Đào, thuê 5 công đất để trồng dưa, lỗ 15 triệu đồng. Ông tính, mỗi công thuê 1 triệu đồng, thuê người lên liếp 700.000 đồng, còn tiền mua giống, phân… đầu vào thứ gì cũng tăng giá, nhưng giá bán dưa lại giảm, loại dưa tốt nhất bán 3.000 đồng/kg, còn lại 2.000 đồng/kg trở xuống. “Con cái tôi đã đi làm thuê ở Bình Dương, vợ chồng tôi cũng đang tính theo chúng nó đi làm thuê”.

Tại các xã ven biển của huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đất cát pha ven biển, dưa ngọt thơm đậm đà. Chủ tịch UBND xã Trường Long Hòa, ông Dương Văn Liễu, cho biết vụ dưa chính này xã có 275 ha. Năng suất 25 - 30 tấn/ha nhưng giá loại tốt nhất cũng chỉ có 2.800 - 3.000 đồng/kg, còn lại dưới 2.000 đồng/kg, nên “lấy công làm lời thì may lắm mỗi héc-ta cũng chỉ được vài triệu đồng, còn không khéo là lỗ nặng, chỉ đủ tiền giống và phân”.

Dưa hấu Ba Động là đặc sản của ĐBSCL nên từ lâu đã là cây trồng chính của vùng ven biển này, có hàng nghìn héc-ta. Ông Dương Văn Liễu, bộc bạch, muốn vận động nông dân chuyển sang trồng cây khác nhưng không biết cây gì, “tỉnh và huyện cũng bí chứ không phải xã”.

Năm nay, trước vụ dưa hấu, xã Trường Long Hòa đã vận động nông dân chuyển được 60 ha dưa sang trồng hành tím và ớt chỉ thiên, nâng diện tích hai loại cây này lên 80 ha và đang cho lời khá, gần 100 triệu đồng/ha. “Tuy nhiên, cũng không dám vận động nông dân trồng nhiều hơn vì tập trung vào vài loại cây mà đâu ra chưa rõ ràng không khéo lại ế. Chuyển sang trồng cây gì khác nữa thì đang…bế tắc”, ông Liễu thở dài.


Có thể bạn quan tâm

Quạt Nước Nuôi Tôm Cuốn Lột Hết Da Bộ Phận Sinh Dục Quạt Nước Nuôi Tôm Cuốn Lột Hết Da Bộ Phận Sinh Dục

Hôm 28 tháng 1, ê-kíp mổ của khoa Nam học bệnh viện Bình Dân ở Sài Gòn tiến hành ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ đồng hồ để ghép lại toàn bộ da dương vật và vùng bìu cho nam bệnh nhân N.V.L. Trong lúc làm việc dưới hồ nuôi tôm, anh L. đã bị cánh quạt của chiếc máy quấn vào quần đùi, rồi cuốn luôn dương vật, làm đứt phăng lột hết toàn bộ da dương vật, da vùng bìu

23/10/2011
Thu Nhập “Bạc Triệu” Nhờ Nuôi Tôm Thu Nhập “Bạc Triệu” Nhờ Nuôi Tôm

Nổi bật là hộ Nguyễn Văn Rừng thu lãi cao nhất với hơn 111 triệu đồng/ha, hộ Lê Thành Công thu lãi gần 82 triệu đồng/ha, Nguyễn Thành Trí thu lãi 70 triệu đồng/ ha, hộ Trần Văn Quân thu lãi trên 67 triệu đồng/ha... Mô hình này đã giúp nhiều nông hộ ở địa phương có được nguồn thu nhập đáng kể trong mùa nước nổi

01/10/2011
Trồng Sâm Ngọc Linh Theo Mô Hình Nhóm Ở Quảng Nam Trồng Sâm Ngọc Linh Theo Mô Hình Nhóm Ở Quảng Nam

UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết hàng chục hộ dân ở hai thôn 2, 3 xã Trà Linh vừa hình thành mô hình trồng sâm tập thể, bao gồm tổ trưởng, tổ phó, thư ký với trách nhiệm cụ thể được phân công cho từng thành viên (như chăm sóc, nuôi trồng, bảo vệ cây sâm…). Đây là mô hình mới nhất tại vùng sâm Ngọc Linh (sâm K5) có giá trị kinh tế rất cao, vì lâu nay chỉ có các vườn sâm riêng lẻ.

06/06/2012
Đã Chủ Động Được Các Giống Nấm Cao Cấp Ở Bảo Lộc Đã Chủ Động Được Các Giống Nấm Cao Cấp Ở Bảo Lộc

Nếu như trước đây, người trồng nấm ở Bảo lộc gần như chỉ tập trung vào sản xuất giống nấm mèo bởi có đầu ra ổn định (dù không đem lại giá trị kinh tế cao) và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao trong nuôi trồng. Nay, các loại nấm cao cấp như sò đùi gà, bào ngư nhật, bào ngư xám… đã được các hộ trồng nấm mạnh dạn đưa vào sản xuất, bởi ngoài lợi ích kinh tế họ còn không phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống.

20/05/2012
Kiểm Tra Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Là Chính Theo Hướng GAP Kiểm Tra Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Là Chính Theo Hướng GAP

Ngày 30/5/2012, đoàn cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia đã tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAP trong ao tại tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh.

10/06/2012