Chủ Động Vắcxin Cúm Gia Cầm Để Chống Dịch Khẩn Cấp

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa giao Cục Thú y căn cứ vào tình hình thực tế của dịch cúm gia cầm quyết định cấp vắcxin từ nguồn dự phòng để các địa phương tiêm phòng chống dịch khẩn cấp các ổ dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cục Thú y được giao tổ chức mua, quản lý và sử dụng vắcxin cúm gia cầm dự phòng 2013.
Đồng thời, chịu trách nhiệm xác định số lượng, chủng loại vắcxin dự phòng; hướng dẫn công ty trúng thầu luân chuyển vắcxin để đảm bảo hạn sử dụng; hướng dẫn các địa phương tiêm phòng khi xảy ra ổ dịch cúm gia cầm; quản lý và sử dụng đúng mục đích số lượng vắcxin dự phòng; tổng hợp và báo cáo tình hình sử dụng vắcxin, đồng thời báo cáo Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính mua bổ sung vắcxin phục vụ chống dịch khẩn cấp tùy theo tình hình dịch bệnh; quyết toán số lượng vắcxin đã sử dụng và thu hồi hoàn trả ngân sách nhà nước số kinh phí mua vắcxin không có nhu cầu sử dụng sau ngày 31/12/2013.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết dịch cúm gia cầm đã xuất hiện chủng mới (H7N9) và gây chết người tại Trung Quốc. Hiện trên thế giới chưa có vắcxin cúm gia cầm chủng H7N9 để tiêm phòng cho đàn gia cầm.
Vừa mới đây, nhằm chủ động ngăn chặn xâm nhập và lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất số người và gia cầm mắc bệnh và chết do cúm A/H7N9 và A/H5N1, ngày 15/4, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm.
Trong một diễn biến liên quan, tại cuộc họp khẩn chiều 16/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn Vũ Văn Tám nhận định, dịch cúm gia cầm cơ bản vẫn được kiểm soát, nhưng nguy cơ bùng phát trở lại là rất cao do thời tiết với nhiệt độ thay đổi bất thường làm giảm sức đề kháng đàn gia cầm. Hoạt động vận chuyển lậu gia cầm vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, nhất là tại các tỉnh giáp biên.
Do vậy, trong 2 tuần tới, các tỉnh cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng và giám sát chặt địa bàn để phát hiện kịp thời ổ dịch phát sinh, xác định hiệu lực các loại vắcxin phù hợp. Các lực lượng liên ngành tăng cường thực hiện việc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát hiệu quả việc vận chuyển buôn bán gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Mỹ là thị trường NK lớn nhất cua ghẹ của Việt Nam, chiếm gần 45% tổng giá trị XK. Trong 4 tháng đầu năm nay, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ đạt 12,6 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù được xem là sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Thuận, nhưng nghề làm cá cơm ở làng chài Mũi Né (TP Phan Thiết) đang gặp rất nhiều khó khăn vì sự vất vả của nghề, đầu ra thì bấp bênh, thiếu vốn đầu tư và nguồn lợi thủy sản đang ngày dần cạn kiệt. Làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một nếu không có biện pháp kịp thời.

Tính đến hết tháng 5/2015, giá trị XK cá tra sang thị trường EU đạt 118,9 triệu USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong 4 thị trường XK đơn lẻ hàng đầu trong khối, duy nhất giá trị XK sang Anh tăng 44,9%, các thị trường còn lại: Hà Lan giảm 1,8%; Tây Ban Nha giảm 45,3% và Đức giảm 27,7% so với cùng kỳ năm 2014.

QI/2015 XK cá ngừ của Việt Nam giảm mạnh phần lớn do giá thế giới xuống thấp cộng với nhu cầu thị trường yếu. Sang đến QII, XK sang một số thị trường có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tổng XK cá ngừ tính đến hết tháng 5 vẫn giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái với giá trị đạt trên 187,2 triệu USD.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (gọi tắt là EEU) đã được Thủ tướng 5 nước thành viên ký kết ngày 29-5-2015. Theo các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra, EEU sẽ mở đường cho cá tra của tỉnh vào thị trường các nước này ngày một nhiều hơn.