Chủ Động Vắcxin Cúm Gia Cầm Để Chống Dịch Khẩn Cấp

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa giao Cục Thú y căn cứ vào tình hình thực tế của dịch cúm gia cầm quyết định cấp vắcxin từ nguồn dự phòng để các địa phương tiêm phòng chống dịch khẩn cấp các ổ dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cục Thú y được giao tổ chức mua, quản lý và sử dụng vắcxin cúm gia cầm dự phòng 2013.
Đồng thời, chịu trách nhiệm xác định số lượng, chủng loại vắcxin dự phòng; hướng dẫn công ty trúng thầu luân chuyển vắcxin để đảm bảo hạn sử dụng; hướng dẫn các địa phương tiêm phòng khi xảy ra ổ dịch cúm gia cầm; quản lý và sử dụng đúng mục đích số lượng vắcxin dự phòng; tổng hợp và báo cáo tình hình sử dụng vắcxin, đồng thời báo cáo Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính mua bổ sung vắcxin phục vụ chống dịch khẩn cấp tùy theo tình hình dịch bệnh; quyết toán số lượng vắcxin đã sử dụng và thu hồi hoàn trả ngân sách nhà nước số kinh phí mua vắcxin không có nhu cầu sử dụng sau ngày 31/12/2013.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết dịch cúm gia cầm đã xuất hiện chủng mới (H7N9) và gây chết người tại Trung Quốc. Hiện trên thế giới chưa có vắcxin cúm gia cầm chủng H7N9 để tiêm phòng cho đàn gia cầm.
Vừa mới đây, nhằm chủ động ngăn chặn xâm nhập và lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất số người và gia cầm mắc bệnh và chết do cúm A/H7N9 và A/H5N1, ngày 15/4, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm.
Trong một diễn biến liên quan, tại cuộc họp khẩn chiều 16/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn Vũ Văn Tám nhận định, dịch cúm gia cầm cơ bản vẫn được kiểm soát, nhưng nguy cơ bùng phát trở lại là rất cao do thời tiết với nhiệt độ thay đổi bất thường làm giảm sức đề kháng đàn gia cầm. Hoạt động vận chuyển lậu gia cầm vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, nhất là tại các tỉnh giáp biên.
Do vậy, trong 2 tuần tới, các tỉnh cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng và giám sát chặt địa bàn để phát hiện kịp thời ổ dịch phát sinh, xác định hiệu lực các loại vắcxin phù hợp. Các lực lượng liên ngành tăng cường thực hiện việc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát hiệu quả việc vận chuyển buôn bán gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi thí điểm sử dụng 2 máy nâng xếp mía, năm 2013, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã đưa vào vận hành máy làm đất mía. Cùng với vụ thu hoạch mía 2013 - 2014, Dự án Cơ giới hóa trong sản xuất mía ở huyện đã cho thấy hiệu quả bước đầu.

Từ sau chuyển dịch cơ cấu sản xuất năm 2001, nông dân xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) thực hiện mô hình lúa - tôm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Qua thời gian “con tôm ôm cây lúa” đã chứng minh hướng đi đúng đắn trên bước đường chuyển dịch sản xuất.

Chè là một trong 6 cây trồng chủ lực nằm trong định hướng phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Yên Thế (Bắc Giang). Những năm gần đây, huyện đã từng bước mở rộng diện tích, chú trọng xây dựng thương hiệu “chè sạch”.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tính đến ngày 15/1, cả nước đã gieo cấy được 1.927.600 ha lúa Đông Xuân, bằng 99,2% cùng kỳ năm trước.

Sau 6 năm nghiên cứu, đưa 1 ngàn cành bưởi đường lá cam lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt để chiếu xạ và ghép cành vào 1 ngàn cây bưởi Tân Triều, các nhà khoa học đã tạo ra 3 giống bưởi không hạt. Đó là những kết quả ban đầu trong việc ứng dụng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân để tạo ra giống bưởi đạt chuẩn quốc tế.