Chủ Động Ương Cá Tra Giống An Toàn Sinh Học Ở Cai Lậy (Tiền Giang)

Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đang thí điểm ương cá tra giống theo hướng an toàn sinh học, nhằm cải thiện chất lượng con giống đáp ứng nhu cầu nuôi cá tra xuất khẩu. Toàn huyện có 350 ha ương cá giống, trong đó diện tích ương cá tra giống chiếm khoảng 30%, chủ yếu ở xã Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc và Tân Hội.
Vụ hè thu chính vụ năm 2012, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Tiền Giang và Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy về kỹ thuật, kinh phí tổ chức, mô hình ương cá tra giống an toàn sinh học lần đầu tiên được thực hiện trình diễn trên diện tích 400 m2 mặt nước của anh Nguyễn Văn Nguyện ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Hội. Anh Nguyện cho biết, gần 10 năm ương cá giống, trong đó có 5 năm ương cá tra, mặc dù tỉ lệ ương đạt cao nhưng do chất lượng con giống kém thương lái ép giá, lợi nhuận thấp. Tham gia mô hình ương cá an toàn sinh học, anh được cán bộ Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư huyện hướng dẫn kỹ thuật, thường xuyên theo dõi, kiểm tra nguồn nước, chuyển giao qui trình ương cá sinh học và được hỗ trợ 80% chi phí thuốc thú y thủy sản, anh an tâm sản xuất không còn lo ngại đầu ra con giống bị ép giá.
Tham gia mô hình này người nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về sử dụng thuốc, thức ăn thủy sản, men vi sinh theo đúng qui trình an toàn sinh học, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, tăng cường sử dụng các loại thuốc thú y vi sinh, đảm bảo chất lượng cá giống đồng thời bảo vệ môi trường. Hiện mô hình này, bước đầu được anh Nguyện thực hiện đạt kết quả khả quan, sản lượng thu hoạch đạt 3 tấn, cao hơn từ 8 - 10% so với cách sản xuất truyền thống trước đây, tỉ lệ hao hụt giảm, trọng lượng cá đồng đều, đặc biệt bán giá cao hơn thị trường, giá thành sản xuất giảm hơn 10% so với sản xuất theo truyền thống.
Kỹ sư Đặng Tấn Bá, Phó Trưởng Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy cho biết: Đây là mô hình ương cá tra giống theo hướng an toàn sinh học đầu tiên được thí điểm ở xã Tân Hội, hàng tháng trạm phân công cán bộ kỹ thuật đến ao nuôi kiểm tra môi trường nước theo định kỳ, khẩu phần ăn không để ô nhiễm nguồn nước và dư lượng thuốc thú y, bước đầu đạt được kết quả khả quan. Thời gian tới huyện chú trọng chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn nông dân liên kết sản xuất cá tra giống theo hướng an toàn sinh học, có như vậy nghề ương cá tra giống mới thật sự phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Theo ghi nhận trong gần 40 năm qua, không có cây sinh trưởng mới khiến loài cây này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo tồn và phát triển loài cây này thì việc nhân giống để trồng bổ sung là hết sức cần thiết; tuy nhiên việc nhân giống thủy tùng trong những năm qua vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Số diện tích lúa đông xuân gieo sạ sớm hiện nay đang trổ chín và sẽ thu hoạch trước Tết Nguyên đán 2015 chiếm 50%, còn lại là phần lớn diện tích nông dân xuống giống đồng loạt lúa đang trong giai đoạn làm đòng sẽ thu hoạch đông ken, tập trung thời điểm tháng 2 - 3 dương lịch.

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng tại hội thảo sơ kết “Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao”, do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang – AGPPS) thực hiện tại xã Vọng Thê.

Những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, các vụ ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng, rồi nguồn thủy sinh bị cạn kiệt, tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng ngày càng diễn biến phức tạp... Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên là do người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Năm qua, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỉ USD là cố gắng rất lớn của của nông dân và doanh nghiệp. Cho dù tình trạng dịch bệnh EMS dẫn đến sản lượng giảm mạnh. Tại thời điểm này, dịch bệnh này vẫn chưa khắc phục được. Người nuôi phải đối chọi tỉ lệ tôm nuôi không thành công rất cao.