Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Sản Xuất

Chủ Động Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Sản Xuất
Ngày đăng: 27/01/2015

Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) không chỉ góp phần cung cấp các giống, cây con mới cho bà con nông dân, mà còn từng bước đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trong quá trình sản xuất. Đây cũng chính là mục tiêu quan trọng được ngành chức năng của tỉnh chủ động triển khai thực hiện trong thời gian qua.

Theo Sở KH&CN thì trong năm 2014, ngoài 38 nhiệm vụ KH&CN đã và đang được triển khai, toàn tỉnh còn thực hiện nhiều đề tài, dự án ứng dụng KH&CN cấp Trung ương và cơ sở khác. Trong đó, phần lớn các nhiệm vụ, đề tài thường tập trung vào các lĩnh vực như khoa học xã hội và nhân văn, nông nghiệp, công nghệ cao, công nghệ sinh học, cây trồng, vật nuôi chủ lực…
Thông qua các chương trình, dự án KH&CN, Sở KH&CN cũng đã tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho gần 1.000 lượt nông dân và hỗ trợ cho hàng trăm hộ trực tiếp tham gia xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội khu vực vùng sâu, vùng xa của tỉnh…
Điều đáng chú ý nhất ở hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với nhiệm vụ cấp Nhà nước thuộc chương trình “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp”.
Đây là chương trình truyền hình được xây dựng nhằm khai thác sản phẩm của “Chương trình chắp cánh thương hiệu” thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ tới đông đảo người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, ngành chức năng cũng đã triển khai được nhiều nhiệm vụ quan trọng, góp phần phổ biến các tiến bộ khoa học và kỹ thuật cho cán bộ quản lý cơ sở và các hộ gia đình trong việc ứng dụng vào sản xuất.
Theo đó, ở lĩnh vực thủy sản có đề tài “Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển, quản lý nguồn lợi thủy sản hồ chứa tỉnh Đắk Nông” cũng đã được triển khai thành công, với mục tiêu đánh giá tài nguyên hồ chứa, nguồn lợi một số loài thủy sản quan trọng; đồng thời, đánh giá các giải pháp phát triển kinh tế, xã hội bền vững cho cộng đồng dân cư sống xung quanh…
Bên cạnh đó, công tác ứng dụng KH&CN cũng đã từng bước được phát huy hiệu quả. Việc thực hiện các dự án nông thôn miền núi thuộc chương trình do Trung ương hỗ trợ đã góp phần tích cực trong việc hỗ trợ tiến bộ khoa học kỹ thuật và giống cho bà con nông dân trên địa bàn.
Đơn cử như Dự án xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt theo hướng chất lượng cao tại tỉnh Đắk Nông, trong năm 2014 đã triển khai cấp được 9 con bò đực cho các hộ dân tham gia mô hình. Ngoài ra, dự án cũng đã tổ chức được 5 lớp tập huấn, với 300 lượt nông dân trong vùng triển khai dự án về kỹ thuật trồng cỏ, chăm sóc bò đực giống, nuôi vỗ béo bò thịt tại địa phương, kỹ thuật về cải tạo đàn bò, kỹ thuật chế biến và dự trữ thức ăn trong chăn nuôi…
Mặt khác, dự án còn triển khai được 6 mô hình nuôi vỗ béo bò thịt tại địa bàn triển khai và đào tạo được 10 kỹ thuật viên thụ tinh nhân tạo cho bò cái nền; đồng thời, tiến hành lên giống cho 70 con bò cái nền bằng phương pháp phối giống trực tiếp với bò đực giống Brahman 75% máu lai và phối giống được 10 con bò cái nền bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo tinh bò đực Brahman…
Còn Dự án áp dụng công nghệ sản xuất chế phẩm sinh vật đa chức năng và phân bón hữu cơ vi sinh vật đa chức năng tại tỉnh Đắk Nông cũng đã thực hiện sản xuất được 2.502 kg chế phẩm vi sinh vật dạng bột, 200 lít chế phẩm dạng lỏng và 2.502 tấn phân hữu cơ vi sinh vật đa chức năng để cung cấp cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp…
Có thể nói, những kết quả đã đạt được trong công tác nghiên cứu, chuyển giao KH&CN đã góp phần rất lớn cho việc triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng này đã tích cực gắn kết với Chương trình xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững cũng như làm cơ sở khoa học cho việc triển khai các dự án có quy mô lớn…


Có thể bạn quan tâm

Cá Ngừ Đại Dương Được Mùa, Được Giá Cá Ngừ Đại Dương Được Mùa, Được Giá

Chuyến biển ngắn, sản lượng và giá bán sản phẩm khá cao (110 ngàn đồng/kg), trong khi đó giá xăng dầu giảm mạnh, nên đã giảm được chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất. Sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi thuyền viên trên tàu được chia trên 4 triệu đồng, ai cũng phấn khởi. Sắm “tổn” xong chúng tôi tiếp tục ra khơi ngay”.

04/12/2014
Lái Thiêu Liêu Xiêu Trước Trái Cây Ngoại Nhập Lái Thiêu Liêu Xiêu Trước Trái Cây Ngoại Nhập

Lái Thiêu, một trong những vựa trái cây nổi danh nhất Việt Nam, vẫn được xếp chiếu trên với nhiều loại đặc sản, nhưng cũng đang phải vật vã cạnh tranh với hoa quả Trung Quốc giá rẻ.

16/07/2014
Ứng Dụng VietGAP Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Điều Kiện Cần, Đủ Và Cấp Thiết Ứng Dụng VietGAP Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Điều Kiện Cần, Đủ Và Cấp Thiết

Tổng Cục Thủy sản vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đây là dịp để những người làm công tác quản lý liên quan đến nguồn lợi thủy sản của các địa phương trao đổi, thảo luận về việc ứng dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nuôi thủy sản tốt Việt Nam) trong nuôi trồng thủy sản.

04/12/2014
Phải Tăng Gấp Đôi Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Để Đáp Ứng Nhu Cầu Phải Tăng Gấp Đôi Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Để Đáp Ứng Nhu Cầu

Năm 2030, ngân hàng thế giới (WB) dự kiến Châu Á chiếm 70% nhu cầu thủy sản. Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới chỉ ra sản lượng thủy sản toàn cầu cần gấp đôi để đáp ứng nhu cầu trong đó tăng trưởng bền vững sản lượng nuôi và các trại nuôi cũng rất quan trọng.

16/07/2014
Gian Nan Thử Sức Gian Nan Thử Sức

Có thể nói, 2014 được xem là năm nhiều khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế tỉnh ta. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011- 2013 đạt thấp so với mục tiêu kế hoạch, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hạn chế, nợ đọng trong xây dựng cơ bản nhiều…

16/07/2014