Chủ Động Sản Xuất Giống Thủy Sản Phục Vụ Thả Nuôi Ở Thanh Hóa

Sau nhiều năm nghiên cứu, tiếp thu khoa học công nghệ mới, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (trên địa bàn xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa) đã chủ động ứng dụng công nghệ dùng men vi sinh sản xuất tôm giống sạch; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất đa dạng đối tượng giống thủy sản phục vụ nhu cầu thả nuôi luân canh, xen canh với tôm sú.
Thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao sản xuất tại chỗ 20 triệu con tôm sú giống P15, phục vụ thả nuôi vụ xuân hè năm 2013, trung tâm đã chọn mua được tôm bố mẹ qua kiểm dịch của Chi cục Thú y đạt các tiêu chuẩn về chất lượng đưa vào sản xuất; tổ chức sản xuất theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển của tôm giống, chăm sóc, điều chỉnh nhiệt độ, xử lý các chế độ môi trường,vv... bảo đảm cho tôm giống phát triển tốt.
Kết quả, đến ngày 20-3-2013, trung tâm đã sản xuất được 6 triệu con tôm giống bảo đảm chất lượng. Chi cục Thú y đã tổ chức kiểm tra chất lượng, kiểm dịch chặt chẽ chất lượng tôm sú giống trước khi xuất bán cho chủ đồng thả nuôi. Trung tâm khuyến cáo chính quyền các huyện vùng triều cần tăng cường tuyên truyền cho các chủ đồng chọn mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, kiểm dịch, hạn chế thiệt hại do mua phải giống tôm kém chất lượng.
Cùng với việc tiếp tục sản xuất đủ số lượng, bảo đảm chất lượng tôm giống cung ứng cho nông dân nuôi thả đúng thời vụ, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa đã chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; cán bộ, công nhân kỹ thuật được các nhà khoa học chuyển giao công nghệ mới để thực hiện kế hoạch sản xuất 200 triệu con ngao giống, 500.000 con cá vược, cá sú giống,v.v... phục vụ các địa phương thả nuôi trong năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình ông Trần Văn Châu ở thôn Đức Hiệp, xã Đức Mạnh (Đắk Mil) là một trong những hộ đầu tiên tại địa phương đưa giống bơ ghép về trồng tại rẫy cà phê của gia đình.

Liên kết sản xuất theo chuỗi, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò nhạc trưởng và nông dân là đối tác cùng chia sẻ lợi ích, thì hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ phát huy hiệu quả ổn định và lâu dài.

Ông Đặng Đình Thông, xóm 1, xã Thạch Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, nhờ giống ngô mới mà 5 sào ngô gia đình ông thu được hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí giống, vật tư, công lao động còn lãi 12 triệu đồng.

UBND tỉnh vừa phê duyệt Quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đây là 1 trong 3 mô hình nằm trong dự án CRSD được thực hiện trên địa bàn huyện này nhằm góp phần tái tạo nguồn sò huyết đặc sản đã bị khai thác cạn kiệt ở đầm Ô Loan.